Những tên tuổi lớn trong kiến trúc Nhật Bản

Không chỉ nổi bật nhờ thiết kế độc đáo, những tên tuổi lớn trong kiến trúc tại Nhật Bản còn mang đến nhiều bất ngờ cho thế giới bởi tính nhân văn trong cách thực hành kiến trúc, mang cuộc chơi của hình khối đến gần hơn với cuộc đời.

KTS Arata Isozaki – Thay đổi để trở nên vững vàng

Arata Isozaki – một KTS lão làng với lòng tin mạnh mẽ, tầm nhìn sâu rộng và lòng tin mãnh liệt qua nhiều thiết kế đi trước thời đại. Với hơn 100 công trình kiến trúc trên khắp thế giới, KTS Arata Isozaki đã tạo nên sức ảnh hưởng vô cùng phong phú cho đến nay.

Ngôn ngữ thiết kế cho hầu hết các thiết kế của KTS Arata Isozaki đều mang sự kết hợp đặc trưng giữa xu hướng kiến trúc chuyển hóa luậnchủ nghĩa thô mộc – Hai tính chất được trui rèn và phát triển dưới sự hợp tác của Kenzo Tange – người được coi là cha đẻ của xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận tại Nhật Bản.

kiến trúc 4

kiến trúc 8


KTS Kisho Kurokawa – Người dẫn đường thế kỷ XX

KTS Kisho Kurokawa (8/4/1934 – 12/10/2007) là một trong những KTS hàng đầu Nhật Bản trong thế kỷ XX, ông được xem là một trong những người sáng lập phong trào Metabolist (xu hướng kiến trúc Chuyển Hóa Luận) nổi bật trong suốt thập niên 1960. Kurokawa luôn ủng hộ cách tiếp cận triết học nhằm hiểu được bản chất kiến trúc rồi đưa nó vào công trình của mình.

kiến trúc 3

kiến trúc 7


KTS Shigeru Ban – Chất thơ trong kiến trúc nhân văn

Là KTS người Nhật vinh dự nhận giải thưởng Pritzker lần thứ 37 vào năm 2014, những thành tựu mà Shigeru Ban cống hiến cho nhân loại không nằm ở “cuộc đua lên trời xanh” của công trình cao tầng mà chính bởi cách ông sáng tạo với nguồn vật liệu tự nhiên và dùng chúng như giải pháp cho tương lai ngành công nghiệp xây dựng.

 

kiến trúc 2

Ảnh: Benoit Tessier/Reuters.

 


KTS Kengo Kuma – Góc nhìn đương đại của kiến trúc

Được biết đến như một trong những hình ảnh tiêu biểu bậc nhất, đại diện cho nền kiến trúc đương đại tại Nhật Bản, công trình của KTS Kengo Kuma không tập trung vào việc hòa lẫn với môi trường xung quanh như nhiều hình mẫu thường thấy ở Nhật Bản. Ông chú tâm vào yếu tố tự nhiên bằng ngôn ngữ kiến trúc nhưng không hề tách biệt mà vẫn có mối liên kết nhất định. Những thành phẩm do ông tạo ra sớm tạo nên tầm ảnh hưởng không hề nhỏ trên khắp Nhật Bản và hơn hết là các quốc gia khác như Trung Quốc lần nhiều nước phương Tây trong thời gian gần đây.

kiến trúc 1

Bài: Đức Nguyên | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Yên Khê – “BORDERLINE” và hành trình đến bảo tàng Guimet

Hai cuộc trò chuyện quý giá với Michele de Lucchi