Giải thưởng kiến trúc Pritzker vinh danh KTS Arata Isozaki

Giải thưởng kiến trúc danh giá mang tầm cỡ thế giới Pritzker vừa qua đã vinh danh Arata Isozaki – một vị KTS lão làng với lòng tin mạnh mẽ, tầm nhìn sâu rộng và lòng tin mãnh liệt qua nhiều thiết kế đi trước thời đại.

Với hơn 100 công trình trên khắp thế giới, KTS Arata Isozaki đã tạo nên sức ảnh hưởng vô cùng phong phú cho đến nay. Ông là KTS thứ 41 và cũng là vị KTS Nhật Bản thững được vinh dự nhận giải thưởng Pritzker.

KTS Arata Isozaki 8

Ảnh: Danae Santibánez.

Theo đoạn trích dẫn của ban giám khảo giải thưởng cho biết: “Trong hành trình tìm kiếm ý nghĩa của kiến trúc, ông đã tạo nên những công trình tuyệt vời cho đến ngày nay bất chấp những phân loại khắt khe, điều này phản ánh sự phát triển không ngừng nghỉ và luôn luôn làm mới mình trong cách tiếp cận của ông.”

KTS Arata Isozaki 7

KTS Arata Isozaki.

“Tôi luôn cảm thấy rằng điều quan trọng nhất
là tìm cách thoát khỏi khuôn khổ
hoặc ý thức thẩm mỹ luôn đè nặng lên mình.”

Sinh năm 1931 tại Oita, một thị trấn nhỏ trên đảo Kyushu, Nhật Bản, KTS Arata Isozaki tìm đến kiến trúc với những ảnh hưởng sâu sắc từ các sự kiện thế giới lúc bấy giờ. Năm ông 12 tuổi cũng là lúc 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki lãnh nhận thảm họa bom nguyên tử, ngay cả quê hương của ông cũng bị chiến tranh thiêu rụi. Sau này khi bắt đầu đủ hiểu biết về thế giới, nhận ra những cảnh tượng lụi tàn, không một kiến trúc hay tòa nhà nào còn nguyên vẹn, ông đã nghĩ về những khoảng trống trong không gian, từ đó Isozaki bắt đầu xem xét cách mọi người xây dựng lại thành phố của họ.

KTS Arata Isozaki 6

Nara Centennial Hall, Nhật Bản, 1999. Ảnh: Hisao Suzuki.

Isozaki đã mang thế giới quan ấy của mình đến Đại học Tokyo, nơi ông tốt nghiệp khkoa Kiến Trúc và Kỹ Thuật nằm 1954. Sau đó ông theo học bằng tiến sĩ trước khi bắt đầu sự nghiệp kiến trúc tại văn phòng Kenzo Tange. KTS Arata Isozaki nhanh chóng trở thành nhân tố quan trọng tại Kenzo Tange cho đến khi ông rời đi để mở văn phòng riêng năm 1963.

KTS Arata Isozaki 5

Oita prefectural library, Oita, Nhật Bản (1962-66). Ảnh: Yasuhiro Ishimoto.

Nhật Bản vào thời điểm ấy đang trải qua thời kỳ thay đổi và tái cấu trúc toàn diện trong khi chỉ một thập kỷ trước đó, đất nước này vẫn quay cuồng cũng những trận chiến tàn khốc. Với Isozako, cách thích hợp nhất để giải quyết những vấn đề lúc bấy giờ là không thể tập trung vào một phong cách nhất định.

KTS Arata Isozaki 4

Museum of Comtemporary, Los Angeles. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto.

“Thay đổi để trở nên vững vàng.

Nghịch lý thay, đây lại là phong cách của riêng tôi.”

KTS Arata Isozaki 3

Museo Domus. Ảnh: Hisao Suzuki.

Những công trình ban đầu của KTS Arata Isozaki đều được định hướng theo cách tiếp cận của tương lai. Những tòa nhà cao ốc sẽ nổi lên cao với tầng thấp bên dưới là công trình cổ. Dù kế hoạch này không được hiện thực hóa nhưng chúng lại trở thành tiền đề cho nhiều dự án sau này của Isozaki.

Ngôn ngữ thiết kế cho hầu hết các thiết kế của KTS Arata Isozaki đều mang sự kết hợp đặc trưng giữa xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận và chủ nghĩa thô mộc – Hai tính chất được trui rèn và phát triển dưới sự hợp tác của Kenzo Tange – người được coi là cha đẻ của xu hướng kiến trúc chuyển hóa luận tại Nhật Bản.

KTS Arata Isozaki 2

Kitakyushu Central Library, Nhật Bản. Ảnh: Yasuhiro Ishimoto.

Năm 1940, cái tên Arata Isozaki bắt đầu được biết đến rộng rãi trên toàn thế giới khi công trình Festival Plaza của ông tại EXPO70 (hội chợ thế giới đầu tiên do Nhật Bản tổ chức) đã chiếm được cảm tình của quan khách toàn cầu. KTS Arata Isozaki tiếp tục hoàn thành các tác phẩm quan trọng khác như tòa tháp Art Tower Mitor, bảo tàng đương đại Los Angeles (LA’s Museum of Contemporary) và Palau Sant Jordi ở Barcelona. Những công trình gần đây nhất của ông phải kể đến Bảo tàng tỉnh Hồ Nam (Hunan Provincial Museum), Harbin Concert Hall, Krakow Concert Hall và tháp Allianz Tower tại Milan.

 

Isozaki đã nhận được rất nhiều giải thưởng trong suốt sự nghiệp của mình, từ Giải thưởng thường niên của Viện kiến trúc Nhật Bản năm 1974, Huy chương vàng RIBA năm 1986 cho đến Giải thưởng danh dự của Hiệp hội kiến trúc sư Hoa Kỳ năm 1992. Dự kiến lễ trao giải Pritzker 2019 sẽ diễn ra tại lâu đài Chateau de Versailles ở Pháp vào tháng 5 năm nay.

KTS Arata Isozaki 1

Mito Art Tower. Ảnh: Wikimedia Commons.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily.


Xem thêm:

PHILIPPE STARCK – Trò chuyện về nghĩa vụ của sáng tạo

Kengo Kuma – Góc nhìn đương đại của kiến trúc Nhật Bản