KTS Kengo Kuma – Góc nhìn đương đại của kiến trúc Nhật Bản

KTS Kengo Kuma được biết đến như một trong những hình ảnh tiêu biểu bậc nhất, đại diện cho nền kiến trúc đương đại tại Nhật Bản.

KTS Kengo Kuma sinh ngày 8 tháng 8 năm 1954 tại Yokohoma, ông đã tái diễn nhiều hệ thức mang tính truyền thống của kiến trúc Nhật Bản như vật liệu tự nhiên, ánh sáng kiến trúc,..v..v.. vào công trình hiện đại thế kỷ XXI.

Công trình của KTS Kengo Kuma không tập trung vào việc hòa lẫn với môi trường xung quanh như nhiều hình mẫu thường thấy ở Nhật Bản. Ông chú tâm vào yếu tố tự nhiên bằng ngôn ngữ kiến trúc nhưng không hề tách biệt mà vẫn có mối liên kết nhất định. Những thành phẩm do ông tạo ra sớm tạo nên tầm ảnh hưởng không hề nhỏ trên khắp Nhật Bản và hơn hết là các quốc gia khác như Trung Quốc lần nhiều nước phương Tây trong thời gian gần đây.

KTS Kengo Kuma 1

Chân dung KTS Kengo Kuma.

KTS Kengo Kuma tốt nghiệp Đại học Tokyo năm 1979, sau một thời gian làm việc tại đại phương một vài năm ông bắt đầu công việc như một nghiên cứu sinh tại Đại học Columbia cho đến năm 1986. Năm 1987, song song với công việc giảng dạy tai Đại học Columbia ông thành lập công ty của riêng mình với tên Spatial Design Studio, sau này năm 1990 được đổi thành Kengo Kuma & Associates cho đến nay.

KTS Kengo Kuma 2

Asakusa Culture & Tourism Center – Ảnh: Takeshi Yamagishi.

KTS Kengo Kuma 3

Mont-Blanc Base Camp – Ảnh: Michel Denancé, CAUE / Béatrice Cafieri.

Những thiết kế ban đầu của ông trong giai đoạn này hầu hết đều theo xu hướng hậu hiện đại nhưng với sự bùng nổ của đất nước lúc bấy giờ và thời đại cần đổi mới nhiều như những năm 1990, xã hội Nhật Bản hầu như không thực sự đón nhận lối đi này. Thay vì chọn phương án xuất ngoại như nhiều người đương thời, KTS Kengo Kuma lại chọn cách tìm kiếm những phường thợ thủ công quy mô nhỏ và tham gia cùng với họ để bắt đầu lại bước đi đầu tiên trên mảnh đất quê hương.

KTS Kengo Kuma 4

College of Environmental – Ảnh: Shinkenchiku Sha.

KTS Kengo Kuma 5

CG Prostho Museum Research Center – Ảnh: Daici Ano.

Kể từ đó KTS Kengo Kuma dần chú ý đến việc tái tạo lại công năng của các vật liệu tự nhiên. Kiến trúc truyền thống Nhật Bản thường tập trung vào nhịp điệu và ánh sáng thông qua cách sử dụng vật liệu theo những quy ước cụ thể nên dễ bị giới hạn về bảng màu sử dụng. Ông bắt đầu thay thế gỗ nhẹ và thủy tinh bằng nhiều loại vật liệu khác nhau, lấy những lát mỏng của chúng để thay thế các vật liệu tương ứng. Bảo tàng Stone Museum in Nasu chính là hình mẫu tuyệt vời để minh chứng cho quan điểm này khi được tạo nên từ nhiều lớp đá giúp thay đổi ánh sáng bên trong công trình.

KTS Kengo Kuma 6

Yusuhara Wooden Bridge Museum – Ảnh: Takumi Ota Photography.

KTS Kengo Kuma 7

Ảnh: Takumi Ota Photography.

KTS Kengo Kuma 8

Shipyard 1862 – Ảnh: Julien Lanoo.

Những đóng góp của KTS Kengo Kuma tính đến thời điểm hiện tại là một cơ số các công trình giúp thay đổi cách nhìn nhận của thế giới nói chung và Nhật Bản nói riêng về kiến trúc đương đại mang linh hồn truyền thống Nhật Bản. Nhưng không vì thế mà ông lại khước từ các công trình quy mô nhỏ như nhà ở, quán cafe. Mọi công trình đều được ông chăm chút như một đứa con tinh thần quan trọng, tâm huyết.

KTS Kengo Kuma 9

Starbucks Coffee Japan – Ảnh: Masao Nishikawa.

KTS Kengo Kuma 10

Shun Shoku Lounge.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Sưu tầm.


Xem thêm:

Khám phá không gian Nhật trong lòng nước Mỹ của Kengo Kuma

Câu chuyện hình khối container của Starbucks cafe qua bàn tay KTS. Kengo Kuma