Nữ nghệ sĩ Việt và những sắc màu phong phú

5 con người với những đam mê và theo đuổi khác nhau cùng vẽ nên bức tranh muôn màu, đa sắc đa nghệ về hình ảnh nữ nhân Việt.

Ti Du – “Xây” thế giới từ đất sét

Mặc dù học tạo hình, tạo dáng sản phẩm công nghiệp nhưng Tiểu Dung lại có tình cảm đặc biệt đối với đất sét và nghệ thuật thủ công. Ngay từ năm nhất đại học, Dung đã luôn mang đất sét theo bên mình. Lúc nào cô cũng nghĩ ra những thứ hay ho với loại vật liệu tưởng như vô tri vô giác này.


Nancy Lê – Nâng niu những sắc thái giản dị

Năm 2014, Nancy cho ra mắt một trong những cửa hàng thời trang đầu tiên ở Sài Gòn tập trung vào các thiết kế tối giản. Sau khi ra mắt thương hiệu “chị em” Nora.linen vào năm Ngoái, cô dự định tiếp tục phát triển theo hướng eco-friendly. Không chạy theo trào lưu, cũng không cố tạo ra xu hướng, những sản phẩm mà cô phát triển xuất phát từ nhu cầu cơ bản của phụ nữ hiện đại.

nghệ 4


Giang Trang – Mạch chảy ngầm bản sắc người Hà Nội

Năm 2018 kết thúc với một đêm nhạc chủ đề mà Giang Trang thực hiện, thu hút sự chú ý của đông đảo khán giả yêu nhạc Trịnh. Nhìn lại năm bản lề – một năm Giang Trang có những cơ hội để chia sẻ và bộc lộ quan điểm thẩm mỹ và nghệ thuật của cá nhân mình với những người bạn tâm huyết trong lĩnh vực sáng tạo. ELLE Decoration đã có cuộc trò chuyện nhẩn nha cùng Giang Trang về thành phố mà cô yêu quý.

nghệ 3


Meo Thùy Dương – Lưu dấu mỹ vị

Trước khi bén duyên cùng ảnh ẩm thực chuyên nghiệp, Meo Thùy Dương từng có 6 năm học về mỹ thuật và một thời gian làm graphic designer. Chính nền tảng này đã cho Dương góc nhìn mới mẻ và cách tiếp cận thú vị đối với ẩm thực. Dù phải mày mò tự học, tự mua đồ ăn về nấu nướng, tự lên concept chụp ảnh trong những ngày đầu, nhưng vì biết cách “chơi” với màu sắc, hệ thống được mood & tone và có khả năng vẽ phác họa nên Dương không gặp quá nhiều khó khăn trong việc thể hiện ý tưởng.

nghệ 2


Oanh Phi Phi – Người bóc tách ký ức của sơn mài

Mặc dù được đào tạo bài bản về sơn dầu tại nước ngoài, khi trở về Hà Nội nghiên cứu hội họa sơn mài theo học bổng Fulbright Grant năm 2004, Oanh Phi Phi quyết định chọn sơn mài với chất liệu sơn ta của Việt Nam làm yếu tố cốt lõi trong thực hành nghệ thuật của mình. Ban đầu, sơn mài đối với cô là đại diện cho mối liên kết gắn bó mật thiết hơn với nền văn hóa Việt Nam, nhưng sau đó, nó dần trở thành một cách để mài giũa và chủ động cắt nghĩa cho mối quan hệ này.

nghệ 1


Xem thêm:

Eric Tran – Thư viện cho tín đồ mùi hương

Ximi Li – Người sưu tầm cái đẹp