Kiến trúc sư và giá trị theo năm tháng

Từ Walter Gropius, Ian McHarg cho đến Jorn Utzon, họ – những KTS lừng lẫy không chỉ cống hiến hết mình cho kiến trúc mà còn để lại nhiều thành tựu đến nay vẫn vẹn nguyên giá trị.

KTS Walter Gropius – Đặt nền móng cho kiến trúc hiện đại

Một trong những nhân vật được đánh giá cao nhất trong lịch sử kiến trúc thế kỷ XX, KTS Walter Gropius (18/5/1883 – 5/7/1969) là người đã cùng sáng lập, phát triển nên chủ nghĩa hiện đại và ngôi trường Bauhaus trứ danh tại Đức – nơi đào tạo đa dạng các loại hình nghệ thuật, kiến trúc, đồ họa, nội thất, tạo dáng (thiết kế công nghiệp), typography. Nếu đã nhắc đến phong trào Bauhaus như một bước chuyển mình lớn của kiến trúc thế giới, thay đổi gần như toàn bộ tư duy thiết kế của các KTS đương thời thì không thể không nhắc đến KTS Walter Gropius, người đặt nền móng vững chắc cho cuộc cách mạng nghệ thuật này.

KTS Walter Gropius 5


Ian McHarg và tư tưởng giá trị sau 50 năm

50 năm đã trôi qua kể từ ngày cuốn sách Design With Nature của KTS cảnh quan nổi tiếng Ian McHarg được xuất bản lần đầu tiên năm 1969. Kể từ thời điểm ấy đến nay, phong trào môi trường đã diễn ra trên khắp nước Mỹ, phần lớn đều lấy trọng tâm từ cuốn sách của Ian McHarg. Thập niên 70 và 80 là thời điểm có nhiều quyết định mang tính bước ngoặt về vấn đề sinh thái, KTS Ian McHarg đã lập luận rằng một KTS cảnh quan có thể tích hợp rất nhiều các lĩnh vực khác nhau và tạo mối tương quan cho chúng.

KTS Ian McHarg 1


KTS Kisho Kurokawa – Người dẫn đường thế kỷ XX cho kiến trúc Nhật Bản

KTS Kisho Kurokawa (8/4/1934 – 12/10/2007) là một trong những KTS hàng đầu Nhật Bản trong thế kỷ XX, ông được xem là một trong những người sáng lập phong trào Metabolist (xu hướng kiến trúc Chuyển Hóa Luận) nổi bật trong suốt thập niên 1960. Kurokawa luôn ủng hộ cách tiếp cận triết học nhằm hiểu được bản chất kiến trúc rồi đưa nó vào công trình của mình.

Sau khi hoàn thành khóa học tại Đại học Tokyo dưới thời Kenzo Tange năm 1959, KTS Kisho Kurokawa đã cùng với Kiyonori Kikutake và Fumihiko Maki bắt tay vào công cuộc hình thành nên phong trào Metabolist. Nguyên tắc của Metabolist xoay quanh các ý tưởng về sự vô thường, tính thay đổi trong quá trình phát triển tự nhiên. Những ý tưởng này được phát triển để trở thành công trình giáo dục lúc bấy giờ.

KTS Kisho Kurokawa 1


Peter Behrens – Nguồn cảm hứng cho thế hệ sau

Nếu được hỏi về những công trình của KTS kiêm NTK người Đức Peter Behrens (14/4/1868 – 27/2/1940) có lẽ rất ít người đưa ra được câu trả lời nào khác ngoài Nhà máy AEG Turbine tại Berlin. Mặc dù vậy, những thành tựu của KTS Peter Behrens luôn được đánh giá cao và những gì ông để lại cho sự phát triển của kiến trúc thế giới có lẽ phải kể đến 3 cái tên – tương ứng với 3 vị KTS trẻ từng làm việc trong studio của ông vào những năm 1910: Le Corbusier, Mies van der Rohe và Walter Gropius.

KTS Peter Behrens 1


Jorn Utzon – KTS lỡ hẹn với thời cuộc

KTS Jorn Utzon (9/4/1918 – 29/11/2008) – người từng vinh dự nhận giải thưởng Pritzker Prize danh giá, tuy nhiên ông vẫn chỉ là một cái tên được rất ít người biết đến cho đến khi trở thành người chiến thắng trong cuộc thi thiết kế nhà hát quốc gia “International competition for a national opera house” tại Bennelong Point, Sydney. Người chiến thắng trong cuộc thi thiết kế nhà hát được xướng danh ngày 29/1/1957 và công trình của ông gần như đã trở thành một phần biểu tượng của Sydney hay thậm chí là Australia – Nhà Hát Con Sò (Sydney Opera House), nhưng thật không may, cho đến lúc qua đời, ông vẫn không bao giờ có thể nhìn ngắm đứa con tinh thần của mình được hoàn thành.

KTS Jorn Utzon 8


Xem thêm:

Neri&Hu – Kho tàng truyền thống với cảm hứng đương đại

Antonio Citterio – Tinh hoa của thiết kế đương đại Ý