Pritzker Prize – Danh hiệu kiến trúc cao quý

Giải thưởng Pritzker Prize là một danh hiệu kiến trúc được trao tặng hàng năm nhằm tôn vinh những kiến trúc sư đương thời vì phẩm chất tài năng, tầm nhìn cũng như sự đóng góp quan trọng cho nhân loại, môi trường thông qua sản phẩm sáng tạo của mình.

Được thành lập và trao tặng lần đầu tiên vào năm 1979 bởi A. Pritzker và người vợ Cindy của ông, giải thưởng được tài trợ bởi gia đình Pritzker cùng quỹ Hyatt. Đây được xem là một trong những giải thưởng danh giá bậc nhất thế giới, thậm chí chúng còn được ví von như như giải Nobel cho lĩnh vực kiến trúc. Giải thưởng Pritzker Prize được cho là danh hiệu không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, tín ngưỡng hay bất kỳ ý thức hệ nào trên thế giới.

Giám đốc điều hành giải thưởng Pritzker Prize hiện tại – Martha Thorne – cho biết danh hiệu đã thu hút được rất nhiều đề cử từ nhiều nguồn, thậm chí là cả từ Laureates – vị học giả, nhà phê bình kiến trúc. Bất kỳ KTS nào cũng có thể đóng góp tác phẩm và đăng ký vào danh sách đề cử trước ngày 1/11 hàng năm. Đội ngũ ban giám khảo của mỗi năm sẽ bao gồm 9 chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc, kinh doanh, giáo dục, xuất bản và văn hóa nhằm đảo bảo cái nhìn công bằng, nhiều chiều nhất cho kết quả cuối cùng.

Arata Isozaki – Vị KTS được vinh danh gần đây nhất với giải thưởng Pritzker Prize.


Những thông tin thú vị bên lề giải thưởng Pritzker Prize:

Năm 1988, KTS Gordon Bushaft đã tự đề cử chính mình và đạt được danh hiệu này trong cùng năm.

Tính đến năm 2019 đã có tổng cộng 41 danh hiệu đã được trao.

Danh sách các quốc gia đã từng có KTS đạt danh hiệu Pritzker Prize:
7 KTS người Mỹ
1 người Mexico
4 người đến từ Anh Quốc
2 người Úc
2 người Đức
7 người Nhật
2 người Brazil
1 người Canada
2 người Italia
2 người Bồ Đào Nha
2 người Pháp
2 người Tây Ban Nha
1 người Na Uy
2 người Thụy Sĩ
1 người Hà Lan
1 người Đan Mạch
1 người Trung Quốc
1 người Chile
1 người Ấn Độ.

Thực hiện: Đức Nguyên | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

15 điều bạn chưa biết về Le Corbusier

Kiến trúc sư David Adjaye nhận giải thưởng WUSTL International Humanities