KTS Ian McHarg và tư tưởng giá trị sau 50 năm

Thập niên 70 – 80 của thế kỷ trước, giữa những trọng tâm phát triển chỉ xoay quanh vấn đề công nghiệp, KTS Ian McHarg lại đặt tầm quan tâm của mình đến các khía cạnh sinh thái bền vững hơn trong tương lai. Mãi cho đến ngày nay, giá trị lại càng thêm giá trị.

50 năm đã trôi qua kể từ ngày cuốn sách Design With Nature của KTS cảnh quan nổi tiếng Ian McHarg được xuất bản lần đầu tiên năm 1969. Kể từ thời điểm ấy đến nay, phong trào môi trường đã diễn ra trên khắp nước Mỹ, phần lớn đều lấy trọng tâm từ cuốn sách của Ian McHarg. Thập niên 70 và 80 là thời điểm có nhiều quyết định mang tính bước ngoặt về vấn đề sinh thái, KTS Ian McHarg đã lập luận rằng một KTS cảnh quan có thể tích hợp rất nhiều các lĩnh vực khác nhau và tạo mối tương quan cho chúng.

KTS Ian McHarg 1

KTS Ian McHarg (bên phải) đang giới thiệu cuốn sách Design with Nature của ông. Ảnh: Architectural Archive.

Các khái niệm do KTS Ian McHarg đề cập trong đầu sách là tiền đề cho việc phát minh ra bản đồ hệ thống thông tin địa lý (GIS). Hệ thống này được phát triển với sự cộng tác của các sinh viên Đại Học Pennsylvania trong chương trình quy hoạch sinh thái, khoa kiến trúc cảnh quan của trường cũng do chính Ian McHarg lập ra trong những năm 1950.

KTS Ian McHarg và các nhà hoạt động xã hội cộng tác cùng ông đã tác động đủ mạnh để phá vỡ các khái niệm kiến trúc cảnh quan trong quá khứ để hướng đến tương lai không tưởng. Tuy nhiên sự thay đổi mà họ tìm kiếm đã không thể xảy ra, ít nhất là trong thời đại của họ. Nhưng lý tưởng của Iam McHarg lại mở ra hướng đi mới về định nghĩa cảnh quan tại nhiều công viên, quy hoạch vườn lẫn các vấn đề vĩ mô.

KTS Ian McHarg 2

Một trong những bản quy hoạch cảnh quan của Ian McHarg. Ảnh: Architectural Archive.

Ảnh hưởng từ các thành tựu của McHarg cho đến nay vẫn còn rất nhiều giá trị trong lĩnh vực cảnh quan hiện đại. Nhiều phân tích tương đồng torng tư tưởng của ông đã được đem ra so sánh để thấy được sự phù hợp đáng kinh ngạc. Trước nguy cơ khủng hoảng khí hậu hiện nay, những tư tưởng vị KTS đại tài để lại cho nhân loại lại càng chứng tỏ được tính thức thời và ý nghĩa quý báu của chúng. Lĩnh vực kiến trúc cảnh quan sẽ cần phải trải qua sự thay đổi lớn trong hệ thống, phát triển để gần hơn với thiên nhiên.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Yên Khê – “BORDERLINE” và hành trình đến bảo tàng Guimet

Hai cuộc trò chuyện quý giá với Michele de Lucchi