Đi tìm nét Phồn Thực trên kiến trúc xưa

Sức sống căng tràn thể hiện qua hình tượng người phụ nữ chính là vẻ đẹp Phồn Thực tuyệt mỹ của nhiều nền văn hóa.

Kiệt tác Phồn Thực trong kiến trúc Á Đông

“Phồn”: nhiều, “Thực”: nảy nở, trổ sinh, gắn kết với hình ảnh sinh thực khí nam và nữ. Sự giao hòa âm – dương ấy là cội rễ của sinh sôi, nảy nở vạn vật, chuyển thành tín ngưỡng, nghệ thuật, lan cả vào chi tiết kiến trúc khắp vùng Á Đông.

Hình ảnh phồn thực được biểu đạt rõ nét, chân thực, sống động và tinh xảo ở vùng Á Đông, hẳn phải nhắc đến chi tiết trang trí kiến trúc mang ảnh hưởng hai tôn giáo lớn là Hindu giáo và Phật giáo. Khởi phát từ Ấn Độ, lan truyền qua các nước láng giềng như Nepal, và cả khu vực Đông Nam Á bao gồm một số quốc gia như Indonesia, Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan… Ở mỗi điểm dừng đều lưu dấu những kiến trúc phồn thực độc đáo.


Nhan sắc trên nền đá ngàn năm

Bầu ngực để trần, hông thon, hình thể săn chắc nuột nà theo từng đường cong mỹ miều của thiên nhiên, tạo hóa, đó chính là vẻ đẹp muôn thuở khi nhắc đến hiện thân của các nữ thần như Uma, Durga, Apsara… trong huyền tích Hindu.

Trong nghệ thuật trang trí kiến trúc các công trình mang vẻ đẹp phồn thực theo âm hưởng Hindu giáo, chi tiết hấp dẫn, quyến rũ nhất chính là hình tượng nữ thần. Khi tạc hình, các nữ thần tuy có khác nhau về vị trí, sự tích ra đời, niên đại, vai trò… nhưng có điểm chung là đẹp. Vẻ đẹp ấy được phô bày không e ấp, che giấu, không ngần ngại kín hở mà ngồn ngộn một tòa thiên nhiên; khi đứng một mình, khi kết nối liên hoàn thành chuỗi với chất liệu chủ đạo là đá núi.

Phồn Thực 3


Theo dấu nữ thần sắc đẹp Lakshmi

Trong tín ngưỡng Hindu giáo, ước tính có đến hơn 330 triệu vị thần, đa phần mang tính nữ. Trong số ấy, Lakshmi là nữ thần đặc biệt hơn cả. Nàng không chỉ là vợ của thần Vishnu mà còn tượng trưng cho sắc đẹp, vận may, sự sung túc và thịnh vượng.

Theo sử thi Ramayana, nữ thần Lakshmi được sinh ra từ tích truyện khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. Truyện kể rằng thuở xa xưa, các vị thần vì bất kính với đạo sĩ trần gian nên bị lời nguyền sẽ không được trường sinh. Để hóa giải lời nguyền ấy, thần Vishnu đã cho các vị thần lời khuyên rằng dưới biển sữa có thuốc trường sinh, nếu khuấy cạn sẽ thấy và ai uống sẽ được trường sinh.

Phồn Thực 2


Kỳ quan Phồn thực từ những công trình Hindu

Bề thế, kiên cố, ngàn năm tuổi, những công trình thờ tự, xây dựng theo kiến trúc Hindu được dựng lên khắp vùng Á Đông, làm nơi cư ngụ cho thần, đều xứng là tuyệt phẩm kiến trúc vượt thời đại.

Ở góc độ tạo hình, các ngôi đền Hindu xây dựng theo lối kiến trúc cổ, thường mang kết cấu hình tháp, vươn thẳng lên nền trời, với tỷ lệ và phân bố rất hài hòa, chặt chẽ. Kết cấu ấy gửi gắm nhiều thông điệp, triết lý. Đó là hình ảnh ngọn núi thần Meru – một đỉnh núi chỉ có trong huyền tích Hindu giáo – nơi các thần linh tối cao ngự trị, hình thái này còn gọi là kiến trúc đền núi. Ở khái niệm phồn thực, hình ảnh các tòa tháp cao còn được ví như hình tượng sinh thực khí nam (linga), cũng đồng thời là hiện thân của vị thần hủy diệt Shiva, một trong ba vị thần cao cả của Hindu giáo.

Phồn Thực 1


Xem thêm:

Sức mạnh đức tin trong kiến trúc Baroque

Ngưỡng vọng trước kiến trúc niềm tin