Câu chuyện phát triển kiến trúc bền vững cho các mùa Olympic

Việc chuyển đổi linh hoạt công năng của các địa điểm tổ chức Olympic không chỉ giúp bảo tồn di sản kiến trúc mà còn tối đa hóa khoản đầu tư lớn, đảm bảo lợi ích cho địa phương trong nhiều năm tiếp theo.

Đối với các quốc gia đăng cai tổ chức một sự kiện thể thao lớn như Thế vận hội Olympic, đó là một vinh dự và cơ hội quan trọng để phát triển kinh tế, đồng thời là thách thức lớn để chào đón hơn 200 quốc gia và 6.000 vận động viên tham gia cùng lượng lớn người hâm mộ đông đảo, việc xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng và thể thao để chứa đựng dòng người đột ngột đổ về. Sau cùng, các nhà chức trách và kiến trúc sư phải xoay sở để chuyển đổi chức năng của các địa điểm này để chúng thích nghi với nhịp điệu và nhu cầu hàng ngày của cuộc sống đô thị sau sự kiện. Vậy nên, khi nói đến cơ sở phục vụ cho Thế vận hội, vấn đề tái sử dụng trở nên cấp thiết vì kiến ​​trúc khó có thể tìm ra giải pháp linh hoạt để thu nhỏ quy mô của một nơi từng chứa hàng nghìn người mà không tác động đến tài chính. 

Trên khắp thế giới, một số địa điểm từng diễn ra Thế vận hội đã được mở rộng khả năng sử dụng, mở cửa cho cộng đồng địa phương, thu hút chương trình thể thao và sự kiện giải trí đa dạng hơn. Những nơi này đã trở thành dấu ấn bản sắc địa phương và là điểm đến thu hút khách du lịch, kéo dài công năng sử dụng và lợi ích kinh tế hàng thập kỷ sau khi chào đón đám đông Olympic.

Nhà thi đấu quốc gia Yoyogi

Nằm tại công viên Yoyogi ở Shibuya, Tokyo, nhà thi đấu quốc gia Yoyogi với sức chứa 22.000 chỗ ngồi được thiết kế và xây dựng bởi kiến ​​trúc sư Nhật Bản đoạt giải Pritzker Kenzo Tange từ năm 1961 đến năm 1964 cho Olympic mùa hè 1964, lĩnh vực thể thao dưới nước. Lấy cảm hứng từ kiến trúc của Le Corbusier và Aero Saarinen, Tange cùng với nhóm kỹ sư đã tạo ra một cấu trúc mái kéo chịu lực lớn, treo lơ lửng từ cột nhà trung tâm, biến Yoyogi thành công trình có mái treo lớn nhất thế giới.

Yoyogi National Gymnasium Kenzo Tange

Ảnh: Jamie Barras

San van dong Yoyogi olympic 1964 Kengo Tange

Sự phức tạp về mặt cấu trúc của nhà thi đấu cho phép điều chỉnh linh hoạt quy mô, lần lượt các đấu trường được sử dụng liên tục trong nhiều năm sau cho bộ môn trượt băng, bóng chuyền và bóng rổ trước khi hoạt động trở lại như một địa điểm tổ chức Olympic năm 2020. Ảnh: Jamie Barras

Sân vận động Olympic ở Munich

Được xây dựng cho Thế vận hội Mùa hè 1972 ở Munich, sân vận động Olympic có thiết kế thể hiện bản sắc và triển vọng lạc quan của nước Đức thời hậu chiến. Văn phòng kiến trúc Behnisch and Partner có trụ sở tại Stuttgart đã lấy cảm hứng từ dãy Alps để tạo ra sân vận động mái vòm, gợi nhớ đến những đỉnh núi. Kỹ sư Frei Otto đã lựa chọn vật liệu dây cáp thép và tấm acrylic để xây dựng mái treo. Mái nhà mờ này bảo vệ các vận động viên và khán giả khỏi ánh nắng gay gắt trong khi vẫn duy trì tầm nhìn rõ ràng và ngăn bóng tối ảnh hưởng đến các cảnh quay truyền hình.

Olympiastadion Munich san van dong Olympic

Ảnh: Sandro Halank

Sau khi Olympic 1972 kết thúc, sân vận động này trở thành sân nhà của đội bóng đá FC Bayern Munich, là địa điểm tổ chức một số giải vô địch bóng đá quy mô lớn. Olympic Munich cũng được điều chỉnh để phù hợp với nhiều môn thể thao khác, bao gồm trượt ván trên không và cuộc thi trượt tuyết xuyên quốc gia Tour de Ski.  

Sân vận động quốc gia Bắc Kinh

Công ty kiến ​​trúc Thụy Sĩ Herzog & de Meuron và nghệ sĩ Ai Weiwei là những đơn vị được trao vinh dự thiết kế sân vận động quốc gia ở Triều Dương, Bắc Kinh cho Thế vận hội Olympic mùa hè 2008. Với sức chứa lên đến 91.000 khán giả, đây là sân vận động sở hữu kết cấu thép lớn nhất thế giới. Vào năm 2008, tại đây đã diễn ra trận chung kết bóng đá cũng như lễ khai mạc và bế mạc hoành tráng. Sau Thế vận hội, sân vận động tiếp tục được điều chỉnh để tổ chức các sự kiện giải trí khác, rồi trở lại làm địa điểm cho Olympic mùa đông và Paralympic vào năm 2022.

olympic san van dong Bac Kinh Trung Quoc Herzog & de Meuron Ai Weiwei

Ảnh: Sebastian Weiss

Trung tâm thể thao dưới nước London

Được thiết kế bởi Zaha Hadid – nữ hoàng của những đường cong mềm mại, không có gì ngạc nhiên khi Trung tâm Thể thao dưới nước London, địa điểm chính của Thế vận hội Mùa hè và Paralympic 2012 có kết cấu uốn lượn, tiên phong.

trung tam the theo duoi nuoc Luan Don Zaha Hadid

Ảnh: Helene Bichet

Với hai bể bơi dài 5 mét và một bể lặn dài 25 mét, nhà thi đấu được sử dụng để tổ chức các cuộc thi bơi, lặn và bơi đồng đội. Sàn của hồ bơi được lắp các tấm đệm có thể di chuyển để tuỳ chỉnh độ sâu và kích thước, cho phép linh hoạt hơn trong việc phục vụ nhiều mục đích. Do được thiết kế trước khi thành phố London đăng cai Olympic nên sau khi tiến hành xây dựng, trung tâm này được bổ sung thêm hai cánh ngồi, tạm thời nâng sức chứa lên 17.500 người.

Sau Thế vận hội, cấu trúc chỗ ngồi tạm thời và nhà thi đấu bóng nước liền kề đã bị dỡ bỏ, giảm số lượng chỗ ngồi xuống còn 2.500. Bằng cách trở thành một hồ bơi công cộng phục vụ đại chúng, Trung tâm Thể thao dưới nước Luân Đôn ghi nhận đỉnh cao mới trong việc chuyển đổi di sản kiến trúc vì lợi ích cộng đồng.

olympic trung tam the thao duoi nuoc Luan Don Zaha Hadid

Ảnh: Helene Binet

Sân vận động Yves du Manoir

Được xây dựng trên nền của một trường đua ngựa truyền thống bởi kiến ​​trúc sư Louis Faure-Dujarric, sân vận động Yves du Manoir với tuổi đời tròn một thế kỷ, là địa điểm thi đấu của các bộ môn đối kháng trên sân, chẳng hạn như: bóng đá và bóng bầu dục trong Thế vận hội Olympic 1924. Vào năm 2023, sân vận động lịch sử đã được các kiến ​​trúc sư của OLGGA cải tạo cơ sở vật chất cần thiết để tổ chức các sự kiện Olympic của một năm 2024, tức một thế kỷ sau.

San van dong yves du manoir Louis Faure-Dujarric

Ảnh: Stephane Aboudaram

Thực hiện: Thuỳ Như | Theo: ArchDaily


Xem thêm: 

Khách sạn Styles Srajevo: Cảm hứng Olympic mùa đông 1984

Ngọn đuốc Tokyo Olympics 

Tokyo Olympic 2020 trình làng ngọn đuốc “hoa anh đào”