Eco Brutalism: Khi kiến trúc hòa cùng sinh thái

Là một hình thức kiến ​​trúc sử dụng sự tương phản giữa bê tông và thực vật, Eco Brutalism đã tạo ra một khái niệm thẩm mỹ mới lạ và hấp dẫn trong kiến trúc.

Eco Brutalism là một trong những phong cách kiến ​​trúc đang trở nên phổ biến nhờ kết hợp các yếu tố thiết kế theo chủ nghĩa thô mộc cùng cây xanh để tạo nên dấu ấn riêng biệt và mang tính bền vững hơn những tòa nhà Brutalist truyền thống – thường được coi là biểu tượng của thế giới công nghiệp và thời kỳ tương lai “dystopian” (tạm dịch: phản địa đàng).

Thông thường, các cấu trúc theo chủ nghĩa Brutalism được đặc trưng bởi thép, hoàn thiện  bằng bê tông và mang mục đích thực dụng trong các xã hội thời hậu chiến. Kiểu kiến ​​trúc này chủ yếu gắn liền với các tòa nhà chính phủ hoặc cơ sở công cộng như: thư viện, nhà hát, trường học, nhà thờ hoặc nhà ở xã hội,… được xây dựng vào khoảng những năm 1960, 70 và các thập kỷ sau đó. Ý nghĩ ban đầu đằng sau phong cách này là tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn, tập trung vào sự công bằng xã hội, tạo nên các cộng đồng tiến bộ hơn thông qua việc xây dựng các công trình đồ sộ và đầy đủ chức năng. Tuy nhiên, với đặc điểm xám xịt và u tối, đây vẫn là một lối kiến ​​trúc khó tiếp cận với đại chúng. 

phong cach kien truc eco brutalism

Những tòa nhà ở xã hội theo phong cách Brutalism thường bị ảnh hưởng bởi kiến trúc và xã hội Soviet. Ảnh: Roberto Conte

Brutalism Habitat 67 Montreal Canada Moshe Safdie

Tính thực tế của các công trình theo chủ nghĩa Brutalist là một yếu tố quan trọng tạo nên sự phổ biến của chúng – sự cấp thiết về nhu cầu nhà ở trong các tình huống hậu chiến hoặc đại dịch. Ảnh: Donald Niebyl

Tuy nhiên, chủ nghĩa thô mộc xuất hiện với một hình thức mới có tên là “Eco Brutalism” – Thô mộc Sinh thái. Sự kết hợp giữa bê tông thô cứng và sự tươi mát của cây xanh đã góp phần tạo ra những không gian sống cân bằng giữa thiên nhiên và kiến trúc. Một ví dụ điển hình là tổ hợp chung cư Habitat 67 tại Montreal, Canada do kiến ​​trúc sư Moshe Safdie thiết kế cho Hội chợ Thế giới Expo 67. Công trình bao gồm 354 khối bê tông xếp chồng lên nhau thành một cấu trúc hình kim tự tháp ấn tượng. Mỗi căn hộ đều sở hữu khu vườn riêng, và tầm nhìn rộng bao quát lấy thành phố. 

chu nghia eco brutalism Habitat 67 Montreal Canada Moshe Safdie

Mặc dù mặc định đi theo phong cách Eco Brutalism, nhưng Habitat 67 cũng là một trong những ví dụ đầu tiên thử nghiệm phong cách kiến trúc không tưởng (Utopian architecture). Ảnh: Taxiarchos228

chu nghia kien truc brutalism Habitat 67 Montreal Canada Moshe Safdie

Dự án bắt nguồn từ luận án của Safdie tại Đại học McGill năm 1961, có tựa đề “A Case for City Living” và được mô tả là “A Three-Dimensional Modular Building System (Hệ thống xây dựng mô-đun ba chiều)”. Ảnh: Gili Merin

Chủ nghĩa Brutalism đang được nhìn nhận dưới một góc nhìn mới mẻ hơn bởi khía cạnh thẩm mỹ lẫn mục đích và chức năng. Eco Brutalism cho chúng ta thấy rằng kiến ​​trúc và thiên nhiên không nhất thiết phải đối lập nhau. Sự kết hợp giữa các cấu trúc cứng, chức năng và thảm thực vật tươi tốt đã tạo ra một dạng kiến ​​trúc mới ấn tượng, mang tính sinh thái và bền vững, đưa thiên nhiên lại gần hơn với con người.  

Sự ra đời của Brutalism

Phong trào này phát triển từ nhiều dòng khác nhau, nhưng nguồn gốc của nó bắt đầu gần nhất từ cặp kiến ​​trúc sư Alison và Peter Smithson. Trong thiết kế của họ cho Soho House, lần đầu tiên cặp đôi đã đặt ra một thuật ngữ “tân thô mộc”. Trọng tâm là sử dụng nguyên liệu thô không có đồ trang trí hoặc lớp hoàn thiện, thiết kế quan tâm đến việc khiến cho người dùng có thể quan sát hoạt động của các tòa nhà. Peter Smithsons đã phát triển khái niệm “Phố trên bầu trời” (Street in the sky) để tạo ra một hình thức di chuyển của đô thị mới, kiến trúc của họ thể hiện lối sống dựa trên sự kết nối giữa con người và các tòa nhà.

Tuy nhiên, nhà phê bình kiến ​​trúc Reyner Banham lại có một cách giải thích khác, rằng thuật ngữ “Brutalism” là “hình ảnh”. Banham xem các tòa nhà theo chủ nghĩa Brutalist là điển hình cho sự sáng tạo hiện đại và độc đáo, nhưng bị Peter Smithsons bác bỏ. Cặp đôi nhấn mạnh tầm quan trọng của chức năng trực tiếp và sự tham gia của người sử dụng trong thiết kế, đề cao kiến trúc của mình hướng tới bản thân tòa nhà và môi trường tổng thể, bao gồm hệ thống đô thị và quy hoạch đô thị.

Street in the sky khoi nguon brutalism

Hành lang chung bên ngoài căn hộ – đại diện cho khái niệm “Phố trên bầu trời” (Street in the sky) của Smithsons. Ảnh: Brutalism As Found

Robin Hood Gardens, một khu phức hợp nhà ở xã hội ở Đông London, là dự án đầu tiên của cặp đôi Smithson thử nghiệm về kiến trúc Utopian. Hai tòa tháp bê tông hoành tráng được kết nối với một khu vườn trung tâm rộng lớn, trong khi “những con phố trên trời” ở hai bên tòa nhà hướng ra phía thành phố. Mục đích ở đây là mang lại cho người dân ý thức về bản sắc, quyền tự do và quyền di chuyển, đồng thời tạo nên một cộng đồng dân cư tự quản. Mặc dù Brutalism vẫn tạo ra những tranh cãi ở thời điểm nó ra đời và phổ biến trong những năm 1960 và 1970, nhưng lý tưởng của Smithsons vẫn là nguồn cảm hứng cho các thế hệ kiến ​​trúc sư trẻ trong tương lai.

Robin Hood Gardens Brutalism 1960

Những tòa tháp bê tông của Robin Hood Gardens không phải là biểu hiện của sự ẩn danh hay dân cư được cơ giới hóa, mà là một phần của tầm nhìn hiện đại về sự kết nối giữa con người với nhau. Ảnh: Flickrtik Hartua

Chủ nghĩa Brutalism qua các thời đại

Trong những năm 1960 và 1970, Brutalism tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong kiến ​​trúc Châu Âu. Nó vô cùng phổ biến ở Đông Âu như một biểu tượng của chủ nghĩa Cộng sản, và được lan rộng khắp toàn cầu nhờ những người ủng hộ Xã hội Chủ nghĩa và chủ nghĩa Hiện đại. Mặc dù kiến ​​trúc Brutalist được cộng đồng chấp nhận nhưng không hẳn vì tầm nhìn xã hội, mà vì nó rẻ. Bê tông thô, kim loại và các cấu kiện đúc sẵn giúp giảm chi phí. Tuy nhiên, các chính phủ đều mong muốn chi phí giảm hơn xuống hơn nữa, dẫn đến tầm nhìn của các kiến ​​trúc sư về cũng bị ảnh hưởng theo. Khái niệm của Smithsons về những con đường lên bầu trời đã được thu nhỏ lại, các khu vườn tại lối vào căn hộ bị loại bỏ hoàn toàn do hạn chế về ngân sách. Chủ nghĩa Thô mộc bị mang tiếng xấu, đặc biệt là trong tầng lớp thượng lưu Anh – những người cực kỳ ghét và khinh thường loại kiến trúc này khi nó ngày càng gắn liền với hình ảnh nghèo đói và tội phạm.  

tuong dai tuong niem tran chien Sutjeska phong cach kien truc eco brutalism

Tượng đài Tưởng niệm Trận chiến Sutjeska ở Thung lũng các Anh hùng. Ảnh: Donald Niebyl

tuong dai phong cach truu tuong brutalism vung Balkan

Rải rác khắp vùng Balkan vẫn còn những tượng đài theo phong cách trừu tượng, tôn vinh chiến thắng Phát xít trong Thế chiến thứ hai. Ảnh: Donald Niebyl

Sự phổ biến của Eco Brutalism thực sự dựa trên chủ nghĩa Thô mộc của những thập kỷ trước. Tuy nhiên, dù phổ biến trên internet, đặc biệt trên các nền tảng hình ảnh và cộng đồng trực tuyến, nhưng thuật ngữ Eco Brutalism không đại diện cho một phong cách kiến ​​trúc mà giống như một trào lưu hơn. Một ví dụ về điều này là tòa nhà của Bộ Xây dựng Đường cao tốc ở Georgia – được xây dựng vào đầu những năm 1970 như một tòa nhà thuần túy theo chủ nghĩa Thô mộc, không quan tâm đến hệ sinh thái hay thiên nhiên, nhưng giờ đây là một ví dụ điển hình của Eco Brutalism khi cây cối và không gian xanh được tích hợp vào. 

phong cach eco brutalism kien truc ket hop thien nhien

Việc bổ sung thảm thực vật và không gian xanh vào các cấu trúc bê tông cứng nhằm mục đích tạo ra sự kết nối với thiên nhiên và thúc đẩy một tương lai bền vững hơn. Ảnh: Rob Schofield

Kiến trúc Eco Brutalism hiện nay

Nhiều dự án theo phong cách Eco Brutalism đang được xây dựng ở Costa Rica và Bangladesh, hoặc các vùng nhiệt đới như Brazil, Indonesia và Tepoztlán, Mexico. Các công trình này thường mang tính nghệ thuật hơn thực dụng. Những kiến trúc sư địa phương tận dụng khí hậu nhiệt đới tự nhiên, kết hợp yếu tố mặt nước và tán lá tự nhiên vào thiết kế của mình. Không chỉ liên quan về mặt xây dựng, các công trình Eco Brutalism còn đặt ra câu hỏi cho việc chúng ta muốn sống cùng nhau như thế nào trong tương lai. Bằng cách áp dụng quan điểm sinh thái và kết hợp tiếng nói và kiến ​​thức bản địa, những tầm nhìn mới có thể xuất hiện vượt xa tính thẩm mỹ và bền vững thông thường. 

chu nghia kien truc ket hop thien nhien nha Cliffhanger Joe Adsett Architects

Một ví dụ về áp dụng đúng chủ nghĩa Eco Brutalism trong kiến ​​trúc và thiết kế nội thất – nhà Cliffhanger của Joe Adsett Architects. Thiết kế nội thất bê tông của ngôi nhà phản ánh chủ đề chính của tòa nhà, với những đường cong và điểm sắc nét được lặp lại ở đồ mộc và đồ nội thất. Ảnh: Joe Adsett Architects

chung cu Bucharest Romania

Chung cư tại Bucharest, Romania. Ảnh: Bogdan Anghel

Có vẻ như nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) tranh cãi xung quanh chủ nghĩa Eco Brutalism đều là kết quả của việc phê bình nghệ thuật. Theo bài báo của Fred Kent về “Dự án Không gian Công cộng”, mong muốn kết hợp các yếu tố bền vững của Eco Brutalism đã thành công và thể hiện rõ ràng thái độ thiếu quan tâm đến sinh thái của nhiều hình thức kiến trúc Hiện đại.

nhac vien Barbican London Anh

Nhạc viện Barbican, Luân Đôn, Vương quốc Anh. Ảnh: Taran Wilkhu

Thực hiện: Vân Thảo


Xem thêm: 

Kiến trúc Brutalism truyền cảm hứng thiết kế giày

Căn hộ Torres Blancas: Brutalism uyển chuyển

Vẻ đẹp của bê tông trong Chủ nghĩa Thô mộc