Nhà thiết kế Vũ Hoàng Phát: Không gian độc bản cần có đồ nội thất đặc biệt

Bằng những kinh nghiệm và sự quan sát có được từ môi trường nước ngoài, Vũ Hoàng Phát là một mảnh ghép thú vị của thế hệ NTK đồ nội thất trẻ tại Việt Nam.

 
nha thiet ke vu hoang phat areus atelier

Nhà thiết kế nội thất Vũ Hoàng Phát (AREUS Atelier). Minh họa: Thanh Ngân

Có 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nội thất, nhà thiết kế và stylist Vũ Hoàng Phát từng du học tại Florence trước khi trở về Việt Nam. Bên cạnh công việc tại hai thương hiệu AREUS Atelier và Boho Décor, Vũ Hoàng Phát còn tham gia một số dự án riêng mang tính quốc tế.

Một số thiết kế ưng ý: Giao Cofeetable, Nhật Armchair, Dạ Footstool trong BST Canh Ba (6/2022); Phẩy Sitetable, Điểm Daybed trong BST Chấm (7/2023).

Chất liệu tâm đắc trong thiết kế: Da nguyên tấm, thủy tinh, thép không gỉ, aluminum, đồng, đá cẩm thạch Saint Laurent, Verde Guatemala, đá vôi, đá travertine…

Thương hiệu / NTK yêu thích: Thương hiệu Baxter và nhà thiết kế Gio Ponti.

Cảm hứng sáng tạo của bạn đến từ?

Nghệ thuật phục hưng và phong cách Ý đương đại với những nét chấm phá của văn hoá cội nguồn.

Nha thiet ke Vu Hoang Phat 1

Ghế sofa Tĩnh sử dụng vật liệu da thuộc Ý, vải cao cấp và gỗ, mang câu chuyện về sự hoà quyện của dòng thời gian.

Nha thiet ke Vu Hoang Phat 2

Ghế NHẬT lấy cảm hứng từ hình tượng kiềng ba chân trong văn hoá Á Đông.

Lý do bạn chọn theo đuổi ngành làm thiết kế sản phẩm nội thất?

Một không gian nội thất độc bản và có hồn cần có những món đồ nội thất đặc biệt có thể cất lên tiếng nói. Không dừng lại ở việc đáp ứng công năng, ngôn ngữ trang trí và cá tính riêng của mỗi đồ vật có thể tạo ra cá tính riêng cho từng căn phòng.

Ngoài ra, tôi muốn gia chủ cũng như các nhà thiết kế, kiến trúc sư có thêm nhiều sự lựa chọn khi tạo nên không gian sống của riêng mình, đồng thời giúp họ hiện thực hoá ý tưởng thiết kế khi nguồn cung còn hạn chế.

Sản phẩm đầu tiên bạn từng phác thảo và sản phẩm đầu tiên được sản xuất hàng loạt là mẫu nào? Hai thiết kế đó có gì khác nhau?

Sản phẩm đầu tôi tiên phác thảo là Stand Alone Shelf–những chiếc kệ đơn treo tường, dùng để đặt vật dụng hằng ngày, có phần mang tính trang trí nhiều hơn. Sản phẩm đầu tiên được sản xuất hàng loạt là Ghế Pouf cho sảnh văn phòng, vừa tạo điểm nhấn lại có công năng rõ ràng.

Về cấu tạo, kệ tập trung các mối ghép, và phụ kiện treo tường  còn ghế tập trung và phần khung xương, bọc nệm, tạo hình. Bên cạnh đó, cả hai cũng có sự khâc nhau rõ rệt về vật liệu. Trong khi kệ được làm bằng  thép, kính, và đá cẩm thạch thì ghế sử dụng vải bọc houndstooth và gỗ.

Bạn đã trau dồi kiến thức và trải nghiệm của mình bằng cách nào?

Tôi nhận ra sở thích với thiết kế từ khá sớm qua bộ môn hình học cấp II. Quá trình trau dồi kiến thức đến từ việc đặt vấn đề cho ý nghĩa của sự sắp đặt và mối liên hệ giữa các món đồ nội thất với nhau, thử thay đổi không gian và vẽ thật nhiều những gì tôi nghĩ ra để bổ sung phần còn thiếu. Ngoài ra, tôi cơ hội theo đuổi ngành thiết kế nội thất ở Florence và được được tiếp xúc với văn hóa, thiết kế chuyên nghiệp. Ở giai đoạn này, tôi nhận thấy mình cần quan sát và tìm ra lý do đằng sau mỗi sự sắp đặt, đường nét và màu sắc. Tôi cố gắng lý giải và thực hành kiểm chứng những điều đó Ngoài ra, tôi cũng dành nhiều thời gian và công sức vào việc mở rộng trải nghiệm qua nhiều không gian để trau dồi thêm việc cảm nhận và đánh giá. Quan trọng là vẫn phải vẽ thật nhiều và tìm phương án hiện thực hóa những bản thiết kế.

Nha thiet ke Vu Hoang Phat 3

Đôn Tứ có công năng đa dạng, là sự kết hợp của da thuộc Ý và gỗ được sơn hoàn thiện.

NTK Vu Hoang Phat 2

Bàn Giao có cấu trúc hai mặt phẳng vô tịnh tuyến cùng trục xoay, sử dụng vật liệu đề cao tính đương đại, kết hợp linh hoạt các sắc độ của cùng một màu sắc.

Thử thách lớn nhất trong ngành này đối với một NTK trẻ như bạn là gì?

Thật sự có rất nhiều thử thách đối với ngành thiết kế sản phẩm nội thất hiện tại ở Việt Nam, nhưng tôi khẳng định khó khăn lớn nhất vẫn là thị trường còn quá mới mẻ đối với những món đồ nội thất mang tính sưu tầm và nhu cầu thể hiện cá tính qua đồ vật vẫn chưa được phổ biến. Thị trường cần thêm thời gian còn nhà thiết kế cần kiên trì.

Thách thức thứ hai là việc các NTK trẻ còn chưa có nhiều kinh nghiệm hoặc kiến thức thực tiễn về các khía cạnh khác của ngành nội thất như định giá sản phẩm, nghiên cứu thị trường, tối ưu hóa vật liệu và các vấn đề liên quan.

Thuận lợi hay sự hỗ trợ mà bạn đang nhận được trong công việc của mình đến từ đâu?

Tôi may mắn tìm được những doanh nghiệp có cùng những trăn trở. Từ đó, chúng tôi có thể đặt nền móng tạo ra các sản phẩm, cùng kiểm nghiệm những thiết kế mà hai bên đã đề ra. Ngoài ra, tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ các nhà cung cấp và các tiền bối đi trước trong ngành.

Kế hoạch phát triển chuyên môn trong thời gian tới?

Hiện tại tôi đang tập trung toàn bộ sức lực cho BST 2024 để sớm cho ra mắt. Ngoài ra, tôi vẫn luôn tìm kiếm những giải pháp để sản phẩm và thị trường có thể tìm đến nhau dễ dàng và hiệu quả hơn.

Bài: Hoàng Lê | Ảnh: NVCC


Xem thêm

AREUS Atelier đối thoại với văn hóa bằng nội thất

Nhà thiết kế Huynh Nguyễn: “Cộng đồng’’ là cái bắt buộc cần phải có trong thiết kế nội thất

Nhà thiết kế Huy H. Nguyen: Đề cao tính chân thực trong sản phẩm