Nghệ sĩ trẻ và tâm hồn vị nghệ thuật

Những gương mặt trẻ với xuất phát điểm rất khác nhau nhưng bên trong mỗi người là tâm hồn đam mê lớn lao được thể hiện qua nhiều thành quả nghệ thuật chất lượng.

Phạm Quang Phúc – Bay bổng trí tưởng tượng thuần khiết

Thử sức với công việc tổ chức sự kiện từ những ngày đầu, Quang Phúc thậm chí còn chưa biết đến lĩnh vực vẽ minh họa. Trong 4 năm cặm cụi đầu tiên, anh dần nhận ra nghề nghiệp đang theo đuổi hóa ra lại thật khập khiễng với khả năng và sở thích của bản thân. Câu nói “nghề chọn người” ứng với sự nghiệp của Phúc khi công việc vẽ minh họa đến với anh như một cái duyên. Từ một vài tìm hiểu ban đầu, qua những chuyện trò bâng quơ với bạn bè, Phúc dần cảm thấy vẽ minh họa như một nghề nghiệp thật sự mà mình đủ đam mê nghệ thuật để theo đuổi.


Ti Du – “Xây” thế giới từ đất sét

Vào thời điểm bắt đầu, bản thân Dung cũng không nghĩ rằng mình có thể gắn bó với đất sét đến tận ngày hôm nay, và cũng sẽ không tưởng tượng được rằng đất sét mang lại cho mình nhiều hơn một “công việc”. Bây giờ, không chỉ là chủ của TiDu Workshop – một công ty tạo hình nhân vật và thiết kế quà lưu niệm theo yêu cầu, Dung và nhóm của mình còn là một trong những ê-kíp thiết kế props (đạo cụ cho các bộ ảnh, TVC quảng cáo, ảnh tạp chí…) được tin tưởng nhất hiện nay.


Trần Công Trọng – Sống đời cỏ hoa

Lúc mới tốt nghiệp Đại học Kiến trúc TP.HCM, nhà thiết kế đồ họa Trần Công Trọng làm việc ở công ty thiết kế. Rồi một thời gian dài, anh rơi vào bế tắc. Hoài nghi công việc, hoài nghi bản thân, Trọng quyết định bỏ việc ở TP.HCM, cùng một vài người bạn lên Đà Lạt để trải nghiệm một lối sống khác. Ở Đà Lạt, Trọng bắt đầu nghiên cứu hoa cỏ, thực vật. Ban đầu, anh chỉ vẽ như một cách chữa lành bản thân, sau đó mới đưa vào thiết kế. Theo một cách rất tự nhiên, cái duyên này dẫn đến cái duyên khác, các khách hàng xoay quanh lĩnh vực nông nghiệp, Đông y, thực phẩm thuận tự nhiên bắt đầu tìm đến anh.

nghệ sĩ 3


Tuýp Trần – Mảnh hồn riêng vẽ đời sống chung

Tuýp Trần (Trần Quốc Huy) là một nghệ sĩ không qua đào tạo nhưng luôn gây ấn tượng thị giác mạnh mẽ trong các tác phẩm ngồn ngộn về màu sắc, họa tiết, hình khối và đầy những ẩn dụ sâu xa, phức tạp. Tuýp thường sử dụng bút mực và bút marker màu trên giấy và gỗ để sáng tác. Những đối tượng trong tác phẩm nghệ thuật của Tuýp tuy có vẻ độc lập, ít liên quan đến nhau, nhưng đều sinh ra từ một nguồn chung, đó là tiềm thức con người.

nghệ sĩ 2


Oanh Phi Phi – Nghệ thuật bóc tách ký ức của sơn mài

Hơn cả một chất liệu hội họa, Oanh Phi Phi xem sơn mài như một đối tượng nghệ thuật có khả năng truyền tải ký ức, đóng khung thời gian; là công cụ để phản tư, nghiên cứu, truy vấn những lý thuyết về hình ảnh, và để mở rộng những thử nghiệm cả về kích thước lẫn phương thức tạo hình tác phẩm.

nghệ sĩ 1


Xem thêm:

Trần Tú Quỳnh và những chiếc ấm đất

Eric Tran – Thư viện cho tín đồ mùi hương