Đào – Vớt – Bờ trong thế giới cổ ngoạn (Phần 1)

Gốm sứ cổ, trăm năm, ngàn năm tuổi, được dân gian phân định thành ba mảng rõ nét và ngắn gọn với: đồ đào, đồ vớt, đồ bờ. Ba cái “đồ” ấy hợp thành kho tàng lịch sử về văn hóa, nghệ thuật đặc sắc trong thế giới cổ ngoạn.

Trong ba loại “đồ” ở môn chơi cổ ngoạn (đồ cổ), khó để phân định “đồ” nào ở chiếu trên hay chiếu dưới. Môn chơi này định giá trị bằng những tiêu chí, chung chung là: “Nhứt cổ – nhì quái”, nhưng tựu trung, hễ đồ hiếm có khó tìm, lại đẹp về mỹ thuật, cảm nhận, ắt có giá. Gặp phải đồ vua chúa sử dụng (đồ ngự dụng), hẳn giá trị càng tăng thêm bội phần. Đồ bờ là một kiểu như thế.

do gom chen tra trang tri hoa tiet nguyen du

Tô Mai – Hạc, tích truyện gắn với chuyến đi sứ của thi hào Nguyễn Du năm 1813.

trang tri am tra thieu tri

Bộ đồ trà viên long (rồng ổ) của vua Thiệu Trị (1807 – 1847).

trang tri xua

Đề tài trang trí trên đồ sứ ký kiểu là những tích truyện của người xưa.

do gom xua tran ngoan

Nghệ thuật trang trí nhân vật trên tô sứ hiệu đề Trân Ngoạn.

Khái niệm “đồ bờ” trong cổ ngoạn, hiểu nôm na là đồ ở trên bờ, trên mặt đất, xưa thuộc chốn hoàng cung, hoặc trong các gia đình danh gia vọng tộc. Đồ bờ khan hiếm bởi khó bề giữ được sau những thăng trầm của thời cuộc với chiến tranh, li tán, loạn lạc. Ngay cả trong việc sử dụng thường ngày, đồ bờ cũng dễ xảy ra chuyện sơ xuất bể vỡ, nguồn đồ cứ thế mà cạn dần.

chen trang tri trieu nguyen

Cá hóa long, đề tài trang trí phổ biến trong đồ sứ ký kiểu triều Nguyễn.

trang tri tran ngoan

Nét vẽ tam lam điêu luyện trên tô sứ hiệu đề Trân Ngoạn.

dia trang tri co xua minh mang

Đĩa rồng của vua Minh Mạng với hiệu đề Minh Mạng Niên Chế.

trang tri xua

Đề tài trang trí trên dầm trà hiệu đề chữ Nguyễn.

trang tri rong

Tô sứ có nắp với trang trí rồng mang hiệu đề Thiệu Trị Niên Chế.

Trong vô số đồ bờ hiện hữu đến hôm nay, tiêu biểu có dòng đồ sứ ký kiểu được các vương triều từ thời chúa Trịnh, sang đến triều Nguyễn, được sứ thần đi sứ sang Trung Hoa, đặt lò sứ danh tiếng của Cảnh Đức Trấn tạo tác mang về sử dụng. Thuật ngữ chuyên môn gọi là: “Đồ sứ ký kiểu”, tức “ký” (làm) lại “kiểu” (thiết kế) do chúa Trịnh hoặc các vua triều Nguyễn đặt hàng. Bởi tính ngự dụng, số lượng ít, nên càng theo thời gian, đồ ký kiểu càng thêm trân quý.

am tra do gom thoi tran

Ấm rồng men xanh ngọc thời Trần (1225 – 1400), một tuyệt tác gốm Việt cổ.

thu vui do co am tra

Gốm men nâu thời Trần, tiếp biến hoàn hảo từ kỹ thuật chế tác ấm thời Lý.

do co binh thoi ly

Gốm men lục thời Lý (1009 – 1225), đẹp cả về men thuốc lẫn tạo hình.

gom su thoi ly

Gốm men lục thời Lý (1009 – 1225)-Ảnh chi tiết.

Gốm Việt cổ ở từng thời kỳ đều có những kỹ thuật chế tác từ kiểu dáng và men thuốc đặc trưng đạt đến đỉnh cao nghệ thuật trên bản đồ gốm sứ toàn thế giới. Với cổ ngoạn “đồ đào” – đồ cổ được đào lên từ lòng đất, riêng với gốm Việt cổ, phần nhiều trong số đó thuộc niên đại từ Lý, Trần, Lê, Mạc… Qua các vương triều, gốm Việt cổ cũng theo đó chuyển biến. Mở đầu với gốm thời Lý, giai đoạn tạo bước tiến nhảy vọt trong chế tác gốm men, đặc biệt là dòng men trắng ngà, hiếm hơn là men xanh lục, dân gian quen gọi “lục Lý”. Hiện vật lục Lý thường thể hiện chi tiết và sự tinh tế, luôn xứng là kiệt tác gốm Việt. Nhiều hiện vật gốm Lý còn thấy rõ sự thừa hưởng và tiếp biến nghệ thuật Chămpa trong một số mẫu thiết kế như hình tượng đài sen, hình tượng cặp đôi đầu người mình chim Kinnari/Kinnara, được thể hiện đẹp hoàn hảo.

Thực hiện chuyên đề: Nguyễn Đình | Sưu tập: Phạm Ngọc Tuân 


Xem thêm

Bình gốm mang vẻ đẹp điêu khắc

Huỳnh Xuân Huỳnh: Cảm tình với gốm Lái Thiêu từ một người trẻ

Sức hút của thiên nhiên không mong cầu