Phương pháp phơi khô thảo mộc tươi để giữ nguyên hương vị

Phơi khô và bảo quản các loại thảo mộc tươi đúng cách có thể giúp giữ nguyên hương thơm đặc trưng của chúng cho nhiều mục đích.

Thảo mộc là một trong những nguyên liệu tự nhiên an toàn được sử dụng nhiều trong nấu ăn, chữa bệnh và khử mùi. Khi không có sẵn lá tươi do trái mùa, việc phơi khô là điều cần thiết để lưu trữ cho những dịp cần sau này. Trong bài viết này, hãy cùng ELLE Decoration khám phá những phương pháp làm khô tốt và bảo quản tốt nhất để duy trì dưỡng chất và hương thơm một cách tối đa khi 

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: Tư liệu

Các loại thảo mộc có thể làm khô

Hầu hết những loại thảo mộc đều có thể phơi, sấy khô hoặc đông lạnh. Tuy nhiên, bạn nên thử nhiều phương pháp khác nhau để xác định mức độ phù hợp, cũng như nắm bắt được màu sắc và kết cấu của từng loại. Chẳng hạn, một số thảo mộc sẽ teo lại và có màu nâu khi khô, trong khi những loại khác vẫn giữ nguyên hình dạng ban đầu, chỉ trở nên ráo và cứng cáp hơn.

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Ảnh: CleanPlate

Các chuyên gia khuyên rằng, phơi khô tự nhiên bằng không khí là phương pháp hiệu quả nhất bởi nó dễ dàng và ít tốn kém, làm chậm quá trình bay hơi của nước, giúp giữ lại phần lớn tinh dầu và duy trì hương vị nguyên bản nhất của thảo mộc. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả với các cây gia vị không chứa nhiều nước như lá nguyệt quế, thì là, đương quy, kinh giới, hương thảo và húng tây.

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: Rikohlan

Đối với các loại thảo mộc có lá mọng nước hoặc hàm lượng ẩm cao, chẳng hạn như húng quế, hẹ, bạc hà và ngải giấm, bạn nên làm khô chúng bằng máy sấy hoặc cân nhắc đến biện pháp đông lạnh để giữ được hương vị tốt nhất. Cách này tương đối dễ thực hiện và thậm chí còn nhanh hơn sấy khô.

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Ảnh: Tư liệu

Thời điểm thích hợp để thu hoạch thảo mộc 

Để có hương vị trọn vẹn nhất, bạn nên thu hoạch thảo mộc trước khi chúng ra hoa. Tuy nhiên, vào cuối mùa hè, khi thời tiết trở nên dần mát mẻ, ngay cả những loài chưa ra hoa cũng sẽ bắt đầu héo tàn. Đây là thời điểm tốt để thu hoạch và phơi khô những loại lá thơm.

Quá trình thu hoạch lý tưởng nhất nên bắt đầu vào giữa buổi sáng, ngay khi sương sớm vừa khô và ánh nắng mặt trời chưa quá gay gắt bởi đây là thời điểm tinh dầu trong lá cô đặc nhất. Tuy bạn sẽ cần thu hoạch gần như hầu hết lượng thảo mộc nhưng hãy lưu ý không cắt quá 2/3 số cành của cây cùng một lúc, trừ khi bạn có ý định thay thế và trồng cây mới. 

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: The Herb Gardener

Các bước phơi khô thảo mộc tươi 

Xác định và thu thập: Để bắt đầu quá trình phơi khô, bước đầu tiên là xác định loại thảo mộc nào đã sẵn sàng để thu hoạch. Nếu vườn nhà bạn có quá nhiều loại, hãy lên kế hoạch thu hoạch một cách hợp lý, tránh tình trạng bị tồn đọng quá nhiều thảo mộc cùng một lúc dẫn đến thao tác vội vàng làm hư hoặc dập nát lá. Khi chọn thảo mộc để thu hoạch, hãy tập trung vào những loại đã trưởng thành, có lá khỏe mạnh và không có sâu bệnh. 

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Ảnh: Elizabeth Sallee Bauer

Rung nhẹ và cắt các nhánh cây: Trước khi cắt, hãy rung nhẹ cành cây để loại bỏ côn trùng. Cắt tỉa cẩn thận với điểm cắt đúng nằm ngay phía trên một nút lá để thúc đẩy sự phát triển tiếp tục của cây sau khi thu hoạch. Ngoài ra, hãy đảm bảo dụng cụ cắt sạch sẽ và đủ bén để tránh làm rách hoặc nhiễm khuẩn thân cây. 

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: Kotányi

Đảm bảo độ khô: Nhiều người nghĩ rằng thảo mộc sau thu hoạch nên được rửa kĩ trước khi phơi hoặc sấy khô. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không cần thiết vì những giọt sương tinh khiết đã sớm loại bỏ hết bụi bẩn bám trên lá. Bạn chỉ nên rửa thảo mộc tươi bằng nước mát khi cần thiết và phải thấm khô ngay sau khi rửa bằng khăn giấy, sau đó treo hoặc đặt cành thảo mộc ở nơi có nhiều không khí lưu thông để chúng khô nhanh hơn, hạn chế tình trạng ẩm ướt dẫn đến mốc và thối do vi khuẩn phát triển.

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Ảnh: Mountain Feed and Farmer Supply

Loại bỏ những chiếc lá phía dưới: Cuối cùng, để hoàn thiện quá trình chuẩn bị cho công đoạn phơi khô, bạn hãy loại bỏ toàn bộ những chiếc lá mọc dọc theo phần gốc của thân cây khoảng 2,5cm, buộc bốn đến sáu cây lại với nhau, tạo thành một bó, sau đó treo ngược xuống từ trên trần nhà để thảo mộc có thể hấp thụ tối đa lượng ánh sáng, khô nhanh hơn và triệt để hơn.  

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: Vicky Wasik

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Ảnh: Lori Rice

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: Pixel-shot

Cách bảo quản sau khi phơi khô 

Sau khi hoàn tất quá trình phơi khô, hãy kiểm tra kỹ và loại bỏ đi bất kỳ chiếc lá bị nấm mốc nào, dù là nhỏ nhất bởi chúng có thể sẽ lan rộng một cách nhanh chóng và khó kiểm soát.

Vật dụng lưu trữ: Bạn có thể bảo quản thảo mộc khô trong hộp kín hoặc túi nhựa có khóa kéo dạng zip. Hãy nhớ ghi nhãn và ngày tháng thật kỹ càng để dễ dàng kiểm soát chất lượng. Đặt hộp/ túi đựng ở nơi khô ráo, thoáng mát, thảo mộc khô không thể chịu được ánh nắng trực tiếp, vì thế bạn nên chọn vật dụng lưu trữ tối màu để chặn ánh nắng.

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Ảnh: Claire Cohen

Một lưu ý khá thú vị nữa là thảo mộc khô sẽ giữ được hương vị nguyên vẹn hơn dưới dạng nguyên lá và chỉ nên nghiền nát khi cần sử dụng. Vì thế, đối với những công đoạn bảo quản cuối cùng, bạn cần hết sức cẩn thận để tránh làm nát lá. Nếu được bảo quản đúng cách, bạn có thể sử dụng thảo mộc khô từ 1 đến 3 năm. Tuy nhiên tốt nhất vẫn là sử dụng hết trong vòng một năm bởi chúng sẽ dần bị mất màu, cũng như mất đi hương vị.

phoi kho bao quan thao moc tuoi fresh herb dry herb

Ảnh: Denny McKeown

phoi kho bao quan fresh herb dry herb

Khi sử dụng thảo mộc khô trong nêm nếm món ăn, định lượng bạn cần lưu ý là 1 thìa cà phê lá khô nghiền nát = 1 thìa canh thảo mộc tươi. Ảnh: Tư liệu

Thực hiện: Thùy Như


Xem thêm: 

Cây kim ngân: Biểu tượng của sự thịnh vượng và may mắn

4 nhóm mùi hương giúp bạn xốc lại tinh thần và tràn đầy cảm hứng

Những loại rau củ không nên trồng cùng nhau