Sở hữu một bể cá thủy sinh không chỉ đơn giản là thả cá và nước. Trên thực tế, đây là một thế giới nhỏ đòi hỏi sự tinh tế, hiểu biết và kiên nhẫn. Từ việc chọn đúng bể, thiết lập môi trường sống đến kiểm soát ánh sáng, rêu hại và duy trì cân bằng sinh học – chỉ một chi tiết sai lệch nhỏ cũng có thể khiến toàn bộ hệ sinh thái của bể cá bị rối loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe của cá và các loài cây thủy sinh.
Ảnh: Simon Stich
Kích thước và chất lượng của bể cá, bộ lọc và đồ trang trí
Vấn đề thường gặp nhất của những người mới nuôi cá cảnh là họ sẽ bắt đầu với những bể cá nhỏ. Tuy nhiên, chúng lại khó bảo trì hơn bởi khi các điều kiện môi trường trong bể cá thay đổi thì bể cá lớn mới là sự lựa chọn an toàn, cho bạn nhiều thời gian để khắc phục. 75 đến 200 lít là dung tích bể lý tưởng cho những người mới tiếp xúc với thú vui này.
Bên cạnh đó, hệ thống bộ lọc cũng nên được đầu tư xứng đáng. Hầu hết các bộ lọc bể cá thường được cân nhắc để lắp đặt theo dung lượng bể. Tuy nhiên, những bể có cá săn mồi lớn, cá tạo ra lượng chất thải lớn hoặc quá nhiều cá nên được trang bị bộ lọc lớn hơn hoặc nhiều bộ lọc để mang đến hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bể cá của bạn còn cần có độ che phủ tốt. Đồ trang trí cung cấp nơi ẩn náu làm cho cá cảm thấy an toàn, giảm căng thẳng và tăng cường hoạt động cũng như màu sắc của chúng.
Ảnh: Tư liệu
Khả năng thích nghi sinh học và đặc tính loài
Lỗi tiếp theo mà người chơi cá cảnh thường hay phạm phải là mua cá cùng ngày với bể cá. Một bể cá mới cần có thời gian để thiết lập sự cân bằng sinh học, vi khuẩn lọc nước chỉ xuất hiện sau khi bể đã vận hành từ 2 đến 3 ngày. Việc đột ngột thả cá vào sẽ làm cho chất thải tăng lên quá nhanh, khiến cho nồng độ amoniac và nitrit lên đến mức nguy hiểm và cá lại là loài động vật thích nghi với những chất này rất chậm, thường không có dấu hiệu khó chịu cho đến khi quá muộn. Thế nên, trước khi thả những con cá đầu tiên, bạn cần kiểm tra nước trong bể có thật sự an toàn hay không.
Cũng giống như những loài sinh vật khác, cá có tập tính đặc trưng theo loài, ví dụ như: nhiều loài cá sau khi trưởng thành sẽ có kích thước rất lớn, một số loài có tính lãnh thổ và sẽ trở nên hung dữ khi phải sống chung bể với các loài cá khác. Vì thế, trước khi mua những giống loài mới, bạn cần tìm hiểu thật kỹ để đảm bảo chúng tương thích với những loài cá và bể cá có sẵn của bạn. Ngoài ra, nếu loài cá mà bạn muốn mua phải sử dụng loại thức ăn chuyên dụng, hãy đảm bảo rằng bạn có thể cung cấp thức ăn thích hợp cho chúng.
Ảnh: Tư liệu
Không giống như nhiều người lầm tưởng, cá vẫn cần có thời gian nghỉ ngơi và chúng lặp lại hành động đó vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Thế nên, đèn bể luôn sáng sẽ gây căng thẳng cho cá, góp phần thúc đẩy sự phát triển của tảo độc hại. Hẹn giờ cho đèn bể cá là cách dễ dàng nhất để cung cấp chu kỳ ánh sáng ổn định. Nếu bể cá được sử dụng làm đèn ngủ trong phòng của trẻ, bạn có thể thử tắt đèn và kéo rèm vào ban ngày để mô phỏng buổi đêm cho đàn cá của bạn.
CO₂ và phân bón trong bể cá thủy sinh
CO₂ là yếu tố quan trọng trong việc giúp cây thủy sinh quang hợp hiệu quả, tuy nhiên với bể có nuôi cá, việc bổ sung CO₂ cần phải được cân nhắc cẩn trọng. Trong bể cá thủy sinh, mục tiêu không phải là cây phát triển quá nhanh hay tạo mảng xanh dày đặc, mà là cân bằng hài hòa giữa sinh cảnh thực vật và cá cảnh. Vì vậy, việc cung cấp thêm CO₂ cho bể chỉ nên dùng ở mức thấp và ổn định, tránh tình trạng pH sụt giảm đột ngột khiến cá bị sốc.
Đối với những bể có mật độ cây trung bình, bạn hoàn toàn không cần cung cấp thêm CO₂ mà vẫn có thể duy trì hệ sinh thái ổn định, miễn là chọn đúng loại cây phù hợp và quản lý ánh sáng tốt. Nếu muốn dùng CO₂ để cây phát triển nhanh hơn, nên chọn hệ thống có van điện từ và bộ hẹn giờ, đồng thời duy trì nồng độ CO₂ thấp (khoảng 15-20 ppm). Đặc biệt, vào buổi tối, cây thủy sinh trong bể sẽ bước vào quá trình hô hấp, bạn nên tắt CO₂ để tránh vượt ngưỡng gây thiếu oxy cho cá.
Ảnh: Szabó Gedeon
Về phân bón cho cây thủy sinh trong bể cá, bạn cần hạn chế dùng phân nền quá giàu chất dinh dưỡng vì chúng thường giải phóng amoniac và nitrat ra nước, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nếu hệ vi sinh không kịp xử lý. Thay vào đó, bạn có thể chọn phân nền trơ, kết hợp với một lượng nhỏ phân nước loãng, bổ sung theo định kỳ sau khi bể cá đã có hệ vi sinh ổn định.
Những loại cây thủy sinh hỗ trợ phát triển hệ vi sinh
Trong tự nhiên, cây không chỉ để trang trí, chúng còn có vai trò là bộ lọc sinh học vô cùng hiệu quả. Nhiều loài cây có khả năng hấp thụ nitrat (NO3), phốt phát (PO43-) và chất thải hữu cơ trong nước, giúp giảm tải cho hệ thống lọc và bảo vệ cá khỏi các chất độc hại tích tụ theo thời gian. Những cây phát triển nhanh như Hồ Liễu, Thủy Cúc hay Vảy Ốc rất được ưa chuộng vì chúng hút dinh dưỡng dư thừa một cách nhanh chóng, đồng thời tạo ra lượng lớn oxy trong quá trình quang hợp.
Ảnh: Tư liệu
Ngoài ra, các loại cây mọc nổi trên mặt nước như bèo Nhật hay rau má nước còn giúp che nắng chiếu trực tiếp xuống đáy bể, làm dịu ánh sáng, giảm nhiệt vào mùa hè và hạn chế rêu phát triển. Đặc biệt với các loài cá thích ánh sáng vừa phải, lá cây nổi cũng mang lại cho chúng cảm giác an toàn, giảm stress và giúp hoạt động tự nhiên hơn. Còn các loài cây rậm như rêu Java hoặc rêu Pelia lại tạo ra không gian trú ẩn lý tưởng cho tép, cá con và vi sinh vật có lợi, góp phần làm sạch nước.
Ngoài ra, các loại cây mọc nổi trên mặt nước như bèo Nhật hay rau má nước còn giúp che nắng chiếu trực tiếp xuống đáy bể, làm dịu ánh sáng, giảm nhiệt vào mùa hè và hạn chế rêu phát triển. Đặc biệt với các loài cá thích ánh sáng vừa phải, lá cây nổi cũng mang lại cho chúng cảm giác an toàn, giảm stress và giúp hoạt động tự nhiên hơn. Còn các loài cây rậm như rêu Java hoặc rêu Pelia lại tạo ra không gian trú ẩn lý tưởng cho tép, cá con và vi sinh vật có lợi, góp phần làm sạch nước.
Vấn đề vệ sinh
Thay nước
Một môi trường sạch sẽ và ổn định sẽ giúp cho cá của bạn sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, việc làm sạch quá mức sẽ khiến cho sự cân bằng sinh học mong manh bị phá vỡ. Bạn cần tránh chà xát đồ trang trí, khuấy, hút bụi sỏi hoặc làm sạch bộ lọc khi không thực sự cần thiết vì điều này có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi. Nếu bể cá hoặc bộ lọc của bạn cần được làm sạch trong chỉ 2 đến 3 tuần đầu tiên sau khi lắp đặt, thì bộ lọc đang quá nhỏ hoặc có thể bạn đã cho cá ăn quá nhiều.
Việc thay nước quá thường xuyên cũng có thể dẫn đến sự tích tụ các chất ô nhiễm như nitrat và photphat, đồng thời làm giảm độ pH và độ kiềm tự nhiên của nước. Điều này gây ra tình trạng suy giảm sức đề kháng, khiến cho cá dễ mắc bệnh hơn. Bởi thế, bạn nên thay 10% nước trong bể cá mỗi tuần hoặc 25% sau 2 tuần để đảm bảo nước không bay hơi hết và cũng không quá mới để phải xây dựng lại sự cân bằng sinh học từ đầu.
Một trong những vấn đề đau đầu nhất về vệ sinh của bể cá là sự xuất hiện của rêu và tảo. Khi ánh sáng, dinh dưỡng hoặc CO₂ mất cân bằng, các loài sinh vật này sẽ phát triển nhanh chóng, gây mất thẩm mỹ, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nếu tích tụ quá nhiều dẫn đến giảm lượng oxy trong nước. Tuy nhiêu, rêu và tảo vẫn là một phần quan trọng trong hệ vi sinh nên thay vì “diệt sạch”, mục tiêu của bạn là cần giữ cho chúng không phát triển vượt mức kiểm soát.
Trong giai đoạn mới thiết lập bể, rêu nâu thường xuất hiện do hệ vi sinh chưa hoàn chỉnh. Loại rêu này không quá nguy hiểm và thường tự biến mất sau vài tuần nếu môi trường bắt đầu ổn định. Với rêu xanh bám kính, chỉ cần lau kính định kỳ và tránh ánh sáng chiếu liên tục vào bể cá là đủ. Tuy nhiên, với các loại rêu sợi như rêu tóc, rêu chùm đen hay rêu nhớt thì cần xử lý nghiêm túc bởi vì chúng sẽ lây lan rất nhanh, hút dinh dưỡng trong nước và khiến cá trong bể bị ngợp rêu. Bạn có thể loại bỏ các loại rêu sợi bằng cách cắt tỉa cây nhiễm, điều chỉnh lại ánh sáng, hạn chế phân bón trong vài ngày và bổ sung cá hoặc tép chuyên dọn rêu.
Ảnh: Tư liệu
Điều quan trọng nhất vẫn là duy trì một hệ sinh thái cân bằng: ánh sáng vừa đủ, phân bón ở mức thấp đến trung bình, có cây hút chất thải, dòng chảy nhẹ nhàng, hệ vi sinh khỏe mạnh và đàn cá hoạt động ổn định. Khi các yếu tố này hòa hợp, rêu sẽ không còn là mối lo thường trực nữa.
Thực hiện: Thùy Như | Theo: Aqueon | Ảnh: Tư liệu
Xem thêm
Hồ thủy sinh – Thủy cung sinh động
Chậu hoa và những điều kiện cần cho cây trồng trong nhà khoẻ đẹp