Studio Ossidiana: Tính bền vững từ cuộc đối thoại với động vật

Studio Ossidiana khai thác mối quan hệ giữa người và động vật, cũng như ý niệm để con người sống hòa hợp với thiên nhiên trong các thiết kế.

studio ossadiana edida2023

Hai nhà thiết kế Alessandra Covini và Giovanni Bellotti của Studio Ossadiana. Ảnh: Francesca Ferrari

Bền vững là một trong những tiêu chí mà không chỉ được các NTK lưu tâm khi thiết kế mà cũng đã trở thành một hạng mục quan trọng của các giải thưởng. Tại lễ trao giải giải thưởng thường niên EDIDA 2023, người chiến thắng hạng mục Thành Tựu Bền Vững là Studio Ossidiana của cặp đôi kiến trúc sư và chuyên gia điểu học Alessandra Covini và Giovanni Bellotti. Nguồn cảm hứng, ý niệm và mục tiêu khi thiết kế khai thác khía cạnh bền vững mới, để động vật sống chan hòa với loài người khiến những thiết kế của họ trở nên thú vị.

Nguồn cảm hứng chính của  Alessandra Covini và Giovanni Bellotti thường đến từ đồ vật và không gian mà họ tìm thấy tại những nền văn hóa khác nhau xuyên suốt các thời kì. Họ yêu thích nhìn ngắm những đồ vật từ tháp bồ câu, lồng chim cảnh, cho đến thảm Ba Tư hay các vật liệu được tìm thấy ở các bến cảng tại Hà Lan. Một trong những sáng tạo nổi bật của họ là nhà bồ câu “The Pigeon Tower” được ra mắt tại Venice Biennale 2021.

Studio Ossadiana the pigeon tower

“The Pigeon Tower”. Ảnh: Studio Ossadiana

Với Studio Ossidiana, thiết kế là một niềm yêu thích và là một sự hoà hợp giữa con người với nhau, nhưng đồng thời cũng là giữa con người và động vật theo cách những đồ vật được làm ra và thể hiện những liên kết. Sự hứng thú của cặp đôi thiết kế hướng đến chim chóc và các loại động vật khác, khác với những loài vật nuôi trong nhà. Với họ, cuộc đối thoại trở nên thú vị và sâu sắc hơn khi họ nói về những loài vật có tương tác lại với mình. Vì thế, Alessandra và Giovanni nghĩ rằng khía cạnh đa cảm lẫn xung đột của mối quan hệ này đã được làm cho trở nên có lý hơn.

“Điều này thực ra rất quan trọng với chúng tôi, đặc biệt là trong lĩnh vực bền vững vì qua những dự án của mình, chúng tôi luôn cố gắng không nói về sự bền vững trong xây dựng những tòa nhà xanh. Thay vào đó, chúng tôi phát triển những sắc thái khác nhau với môi trường.” – Giovanni Bellotti.

Ngoài ra, hai nhà thiết kế thích nghĩ về tính bền vững như một dự án, một sự liên kết giữa họ với động vật, cây cối, đất và khoáng vật. Cả hai tin là sự duy trì của nhiều thứ nằm ở hình dạng thật sự của sự bền vững vốn cần được quan tâm và không chỉ đến từ chất liệu mới.

“Mạng lưới ELLE Decoration có ý nghĩa rất lớn. Trên thực tế. ELLE Decor Italia từng là một trong những ấn bản đầu tiên đăng dự án “Furniture for Hunan and the Parrot” của chúng tôi. Chúng tôi rất biết ơn ELLE Decoration đã chọn chúng tôi cho giải thưởng đầy ý nghĩa này.” – Alessandra Covini

Studio Ossadiana parrot bench

Một thiết kế ghế trong BST “Parrot”. Ảnh: Studio Ossadiana.

Nghĩ về vai trò của nhà thiết kế trong thời đại ngày nay, Giovanni nghĩ rằng mọi nhà thiết kế, kiến trúc sư hay thợ chế tác đều cần phải có cho mình những câu trả lời bởi vì chúng ta không chỉ phải giải quyết những vấn đề mà còn cần phải nhìn về tương lai. Vì thế, anh cho rằng chúng ta luôn cần phải lạc quan để nghĩ rằng mọi dự án, bản thảo đều sản xuất ra tương lai ở một góc độ nào đó.

Alessandra Covini Giovanni Bellotti edida 2023

Alessandra Covini và Giovanni Bellotti tại lễ trao giải EDIDA 2023. Ảnh: Andrea­ Sgambelluri

Thực hiện: Hoàng Lê


Xem thêm

Giải thưởng EDIDA 2023 công bố những người thắng giải

Nhà thiết kế Giuliano Andrea Dell’Uva: Sự kết nối với nơi chốn, người và vật