Bốn NTK và hành trình biến chất thải thành sản phẩm gia dụng

Với tên gọi là Wasteland to Living Room, dự án là quá trình biến rác thải công nghiệp thành các sản phẩm gia dụng của 4 NTK trẻ đến từ Royal College of Art nhằm thức tỉnh sự hao phí.

4 NTK đến từ Royal College of Art (Đại học Nghệ thuật Hoàng gia) tại London vừa qua đã thực hiện dự án tái chế dư lượng chất thải bùn đỏ độc hại từ công nghiệp sản xuất nhôm để tạo ra một loạt các sản phẩm gia dụng như chén, đĩa, ấm trà bằng đất nung. Dự án nhằm mục đích tìm ra giá trị của chất thải bằng cách tái chế sản phẩm phụ trong công nghiệp thành vật liệu thay thế bền vững. Với quan điểm đó, Guillermo Whittembury, Joris Olde-Rikkert, Kevin Rouff  Luis Paco Bockelmann đã bắt đầu nghiên cứu tiềm năng của các nguồn lực thứ cấp nhằm đấu tranh chống lại sự lãng phí.

chất thải 4

Bùn đỏ còn được gọi là chất thải bauxite, một sản phẩm phụ trong quá trình tinh chế quặng bauxite thành alumina để sản xuất nhôm. Vật liệu này chủ yếu bao gồm oxit sắt khiến chúng mang một màu đỏ rực của kim loại rỉ sét. Với mỗi tấm alumina được sản xuất sẽ để lại khoảng 2 tấn bùn đỏ có tính kiềm cao và khó trung hòa.

chất thải 3

“Có đến 150 triệu tấn bùn đỏ được sản xuất mỗi năm và chúng đủ để đóng thành thùng chất cao gấp 6 lần đường đến mặt trăng.” các NTK cho biết.

Nhóm thiết kế muốn tìm cách sử dụng tốt hơn cho loại chất thải độc hại này đồng thời giúp mọi người nhận thức được tác động tiêu cực của các loại vật liệu thường thấy như nhôm. Các NTK đã biến bùn đỏ thành gốm nhằm nổi bật hóa sự tương phản của 2 quá trình sản xuất. Trong khi quy trình sản xuất gốm gắn liền với sự ấm áp và tinh tế thì việc tạo ra nhôm lại là nền công nghiệp khổng lồ và đầy tác hại.

chất thải 2

Sau khi tìm nguồn chất thải bùn đỏ từ một nhà máy lọc alumina ở miền nam nước Pháp, nhóm đã thực hiện hàng trăm cuộc thử nghiệm để phát triển chúng thành đất sét, tráng men, bê tông hóa và cuối cùng là sản phẩm gốm. Kết quả đem lại thật đáng kinh ngạc ở mỗi lần sản phẩm cuối cùng được ra lò do sự phong phú của các oxit kim loại trong thành phần có sẵn của nguyên liệu, cho ra những bề mặt, màu sắc ngẫu nhiên.

chất thải 1

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Reusing Posidonia – Dự án dân cư thân thiện với môi trường

Vật liệu xanh Sulapac – Tương lai mới của ngành công nghiệp bao bì