Kiến trúc thần kinh trong thiết kế cảnh quan và tiềm năng của những khu vườn giác quan

Sự kết hợp giữa kiến trúc thần kinh và thiết kế cảnh quan đã tạo ra những khu vườn giác quan – môi trường nơi thiên nhiên và tâm trí con người tương tác hài hòa.

Sự hội tụ của khoa học thần kinh, kiến trúc và cảnh quan đã khơi dậy một cuộc cách mạng sáng tạo trong lĩnh vực thiết kế các không gian chung cho con người. Kiến trúc thần kinh (Neuroarchitecture) – một ngành học mới nổi kết hợp các nguyên tắc của khoa học thần kinh và thiết kế kiến trúc, chú trọng phân tích các tác động của không gian vật lý đối với cảm xúc, hành vi và sức khỏe tổng thể của con người. Trong bối cảnh đó, những khu vườn giác quan được thiết kế như những không gian trị liệu hấp dẫn, nghiên cứu sự tương tác giữa bộ não người và thiên nhiên.

Mối quan hệ nội tại giữa môi trường và nhận thức của con người là một câu chuyện mà kiến trúc thần kinh tìm cách giải mã. Nó định nghĩa lại kiến trúc từ một cấu trúc tĩnh đến một lực chủ động định hình trải nghiệm của con người. Nhờ khoa học thần kinh, giờ đây chúng ta đã hiểu được cách bộ não phản ứng với các kích thích các giác quan, từ đó tiết lộ các cơ chế chi phối trạng thái cảm xúc và nhận thức của con người. Do đó, thiết kế không gian đã nâng tầm thẩm mỹ đơn thuần để trở thành một thứ thiết yếu, gắn liền với sức khỏe tinh thần và chất lượng cuộc sống.

khu vuon giac quan kien truc than kinh vien duong lao canh quan

Khu vườn giác quan nằm giữa trung tâm khuôn viên viện dưỡng lão tại Selfoss, Đan Mạch do Loop Architects thiết kế, có chức năng tạo ra một môi trường “ấm áp và kích thích” cho những bệnh nhân mắc chứng mất trí nhớ. Ảnh: Loop Architects

Trong một thế giới nơi quá trình đô thị hóa nhanh chóng đã và đang cắt đứt mối liên kết giữa con người với thiên nhiên, những khu vườn giác quan đưa ra giải pháp khắc phục. Chúng được tạo ra để thu hút các giác quan và dần phát triển thành những khu bảo tồn trị liệu. Sắc hoa rực rỡ bắt mắt, âm thanh êm đềm của dòng nước chảy, mùi đất tơi xốp và cảm giác khi những tay bạn chạm vào những chiếc lá – các yếu tố này kích hoạt lên nhiều vùng riêng biệt trong não, khơi gợi những phản ứng cảm xúc sâu thẳm và các bệnh lý thần kinh liên quan.

cong vien kien truc than kinh canh quan

Ảnh: Mikyoung Kim

Chứng mất trí nhớ: Dấu vết của ký ức

Với dân số già ngày càng tăng, các chiến lược thúc đẩy hạnh phúc cho người mắc chứng mất trí nhớ vô cùng quan trọng. Đối với họ, những khu vườn giác quan là nơi lưu giữ những kỷ niệm thân thương. Mùi hương cây cối có thể gợi lại những ký ức đã mất từ lâu, tựa như cánh cổng dẫn đến một quá khứ chứa chan kỷ niệm. Những con đường mòn trong vườn còn có thể được thiết kế để gợi lên cảm giác như đang lướt về quá khứ, mang lại sự thoải mái và giảm bớt kích động liên quan đến chứng bệnh mất trí nhớ.

kien truc than kinh canh quan cong vien

Ảnh: Allen Morgan Health And Rehabilitation Center

Rối loạn phổ tự kỷ: Kích thích có kiểm soát

Những người mắc chứng tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc xử lý và điều chỉnh cảm xúc. Những khu vườn giác quan được thiết kế tinh tế với những kích thích có kiểm soát, mang đến môi trường giảm thiểu tình trạng quá tải về mặt cảm nhận cảm xúc. Các cảnh quan này phục vụ cho những người quá nhạy cảm với các kích thích, tạo ra một vùng an toàn thật yên tĩnh cho tâm trí. Hơn nữa, những khu vườn này có thể đóng vai trò là bối cảnh cho các buổi trị liệu, cung cấp cho những người mắc chứng tự kỷ một môi trường thoáng đãng hơn để thực hành các tương tác xã hội.

vuon cong vien kien truc canh quan

Góc nhỏ trưng bày sự hình thành của một hạt thông tại công viên thành phố Curitiba – một điểm nhấn đặc biệt ý nghĩa trong không gian và tâm thức của du khách. Ảnh: Curitiba City Hall

ADHD: Tự nhiên là trọng tâm

Những người mắc chứng Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) thường gặp khó khăn trong việc duy trì sự tập trung và kiểm soát sự bốc đồng của mình. Kiến trúc thần kinh thừa nhận vai trò của môi trường trong việc hình thành sức khỏe tinh thần của chúng ta. Những thiết kế cảnh quan này mang lại nhiều trải nghiệm giác quan giúp điều hướng sự chú ý và xoa dịu tâm trí. Ở trong một môi trường xung quanh tự nhiên sẽ kích thích bộ não một cách tinh tế, thúc đẩy sự tập trung và loại bỏ các kích thích quá mức về công nghệ có thể làm triệu chứng của ADHD trở nên trầm trọng.

cong vien thiet ke canh quan vuon giac quan

Các loài thực vật bản địa được lựa chọn cẩn thận tạo ra môi trường sống tự nhiên và thân thiện cho động vật hoang dã địa phương, bao gồm một số loại chim và bướm. Khu vườn cũng cải thiện chất lượng không khí và bổ sung thêm không gian xanh cố định cho khu vực. Ảnh: Hao Chen

Tạo dựng một không gian trị liệu

Thiết kế một khu vườn giác quan giúp đáp ứng nhu cầu phức tạp của các nhóm dân cư khác nhau, đòi hỏi cách tiếp cận nhiều mặt: 

Hòa nhập giác quan: Các yếu tố như màu sắc, cấu trúc, âm thanh và mùi thơm phải được lựa chọn để tạo ra trải nghiệm giác quan trọn vẹn và sâu sắc.

Kết nối theo ngữ cảnh: Việc tích hợp thiết kế và cảnh quan xung quanh vô cùng quan trọng để tạo ra cảm giác hài hòa và tự nhiên.

Khả năng tiếp cận: Mọi người đều có thể tiếp cận các khu vườn giác quan, kể cả những người bị suy giảm khả năng vận động, hãy đảm bảo tất cả đều có thể tận hưởng những lợi ích trị liệu.

Kích thích từng phần: Tạo ra các vùng chuyển tiếp giữa kích thích nhẹ nhàng và mãnh liệt cho phép người dùng tự do lựa chọn cường độ trải nghiệm của mình.

Khu vực suy nghĩ: Bao gồm các khu vực nghỉ ngơi và chiêm nghiệm, nơi du khách có thể suy nghĩ và kết nối với chính mình.

kien truc than kinh canh quan vuon

Ảnh: Delta Sensory Garden

Thực hiện: Vân Thảo | Theo: Archdaily


Xem thêm

Khu rừng lơ lửng trên mái đền Dazaifu Tenmangu

Những công trình ấn tượng của kiến trúc sư Michael Hopkins

Khi kiến trúc hòa vào cảnh quan tại Skamlingsbanken