Ghế Oto – Sản phẩm trị liệu chứng tự kỷ

Ghế Oto – một chiếc ghế ngồi đặc biệt với không gian bó hẹp là sản phẩm được thiết kế dành riêng cho người mắc chứng tự kỷ. Sản phẩm tích hợp nhiều chức năng hỗ trợ trị liệu, từ phom dáng tạo hình cho đến module vận hành khoa học dựa trên các phương pháp được nghiên cứu kỹ lưỡng.

NTK Alexia Audrain đã phát triển một sản phẩm ghế ngồi mang tên Oto, điều đặc biệt của chúng không chỉ đến từ phom dáng thiết kế mà còn ở cơ chế bơm hơi giúp người tự kỷ có thể thư giãn khi họ gặp phải tình trạng quá tải về cảm xúc. Sản phẩm được mô phỏng từ cảm giác được ôm vào lòng, phần để chân và mặt ghế giúp phần ngực của người ngồi ép lại và thổi phồng tương tự máy đo huyết áp nhờ các module vận hành.

ghế Oto 1

Ảnh: Coralie Monnet.

Liệu pháp trị liệu sâu này được chứng minh là có lợi cho những người mắc chứng tự kỷ khi họ phải vật lộn với việc xử lý nhiều thông tin giác quan như tiếng ồn, ánh sáng hoặc tiếp xúc vật lý. Bằng cách này, họ sẽ được tập trung hơn vào giới hạn cơ thể của chính mình. Thông thường việc trị liệu cần phải có sự giúp đỡ của người khác bằng cách giữ chặt hoặc ôm nhưng với ghế Oto, NTK Alexia Audrain hy vọng sẽ hỗ trợ người mắc bệnh một cách chủ động hơn.

ghế Oto 2

Ảnh: Coralie Monnet.

“Mục đích của ghế Oto là cho phép càng nhiều người sử dụng chúng một cách tự chủ càng tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu giác quan cho chính họ. Cái ôm không nên được áp dụng như một thiết bị kiếm chế hoặc trong quá trình điều trị sốc tinh thần. Người sử dụng ở tư thế ngồi để kiểm soát cơ thể họ, từ đó giúp cởi mở hơn với môi trường.” – NTK cho biết.

ghế Oto 3

Ảnh: Coralie Monnet.

Các module được tích hợp ở trung tâm ghế có thể thổi phồng và xẹp xuống thông qua thiết bị điều khiển từ xa hoặc máy tính bảng, cho phép người dùng tùy chỉnh mức áp suất thích hợp. Audrain cho biết, sản phẩm không giống như các loại chăn mền hay áo trọng lượng riêng biệt thường dùng trong nhiều liệu pháp điều trị áp lực sâu. Hệ thống này áp dụng phương pháp nén chủ động thay vì thụ động, vì vậy giúp giảm đau hiệu quả hơn.

ghế Oto 4

Ảnh: Coralie Monnet.

Lớp nệm mút được bọc vải hấp thụ âm thanh nằm trong phần vỏ gỗ sồi, các chi tiết gây ảnh hưởng đến sự tập trung của thị giác như khóa kéo cũng được giấy đi. Lối thiết kế này cho thấy sự quan sát tinh tế của Audrain với người mắc chứng tự kỷ, biển chiến ghế trở thành căn phòng tạm thời xoa dịu cảm giác cho người sử dụng.

“Trong phiên bản đầu tiên, chúng tôi có để lộ một dây kéo trên đệm, Tuy nhiên đối với một số người tự kỷ, việc chạm vào khóa kéo và chơi đùa với chúng lại hấp dẫn họ, điều này khiến họ có thể trở nên rối loạn cảm giác về áp lực đang dồn nén lên cơ thể mình.”

Ghế Oto đã được vinh danh tại Lễ trao giải James Dyson năm 2021 và hiện được thử nghiệm tại trung tâm tâm thần học trẻ em của Bệnh viện Đại học Tours. Bắt đầu từ tháng 10 cùng năm, NTK hy vọng sẽ thử nghiệm 5 chiếc ghế trong các bối cảnh khác nhau để quy trình sản xuất trở nên hợp lý, hoàn thiện hơn.

ghế Oto 5

Ảnh: Coralie Monnet.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Coralie Monnet.


Xem thêm:

BST thảm Forma – Sắc màu lạc quan

BST bình hoa Slimeline Vase – Sáng tạo đa chiều