KTS Le Corbusier – Di sản tư duy lỗi lạc của nhân loại

Sinh ra tại thành phố nhỏ La Chaux-de-Fonds của Thụy Sĩ, Charles-Édouard Jeanneret-Gris hay còn được biết đến với tên gọi khác là Le Corbusier (6/10/1887 – 27/8/1965) – ông được xem là KTS có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỷ XX.

Là một KTS tài năng, nhà văn truyền cảm hứng, nhà quy hoạch đô thị, họa sĩ và thậm chí là chính trị gia lỗi lạc, KTS Le Corbusier trong thời đại của mình đã tác động rất nhiều đến một số nhân vật quyền lực lúc bấy giờ, để lại dấu ấn không thể phai mờ trên ở hầu hết mọi thành phố trên thế giới.

KTS Le Corbusier 8

KTS Le Corbusier. Ảnh: Willy Rizzo.

Sau thời gian nghiên cứu kiến trúc tại quê nhà, chàng trai trẻ Jeanneret đã rời khỏi Chaux-de-Fonds để chu du đến Italy, tiếp đó là Budapest và Vienna. Thời điển sinh sống tại Paris, KTS Le Corbusier làm việc cho August Perrt, sau đó ông tiếp tục học tiếng Đức và làm việc cho Peter Behrens ở Berlin, trong những năm tháng tuổi trẻ, ông cùng với hai người đồng nghiệp mà sau này danh tiếng của họ cũng chẳng kém phần lừng lẫy là Mies van der Rohe và Walter Gropius.

KTS Le Corbusier 7

Notre Dame du Haut. Ảnh: Scarletgreen.

Sau quãng thời gian du lịch vòng quanh Balkans và Hy Lạp, KTS Le Corbusier quyết định quay lại Chaux-de-Fonds để giảng dạy và ở lại đây trong suốt Đệ Nhất Thế Chiến. Năm 1914-1015, ông đã phát triển công trình lớn đầu tiên của mình – ngôi nhà Dom-Ino: một khung bê tông cốt thép được đặt hàng sản xuất hàng loạt cho nhà ở thiết kế tự do.

Sau chiến tranh, KTS Le Corbusier trở về Paris, nơi ông cùng thiết kế kiến trúc với anh họ của mình – Pierre Jeanneret – người mà ông sẽ cùng cộng tác trong suốt phần lớn sự nghiệp. Trong khoảng thời gian này, ông đã gặp Amédée Ozenfant – một họa sĩ lập thể người Pháp – và cho ra bản tuyên ngôn đầu tiên về chủ nghĩa thuần túy (Purism). Sau thời gian này không lâu, Le Corbusier đã lần đầu tiên đưa ra 5 luận điểm kiến trúc nổi tiếng của mình, có thể tóm gọn như sau:

1/ Tạo nên các tòa nhà chọc trời, giải phóng các bức tường khỏi công năng cấu trúc đơn thuần.

2/ Với các bức tường đã được giải phóng khỏi vai trò thường thấy, một mặt bằng tự do là điều cần thiết.

3/ Tương tự như thế, hệ mặt tiền nên được thiết kế tự do.

4/ Các hệ cửa sổ dàn ngang sẽ được tạo ra từ hệ mặt tiền tự do, mang nhiệm vụ chiếu sáng không gian phòng ốc.

5/ Mái nhà phải bằng phẳng, tổ chức các khu vườn trên mái, bù lại cho phần mặt đất đã bị chiếm giữ bởi tòa nhà.

Năm 1923, KTS Le Corbusier đã xuất bản cuốn sách kiến trúc “Vers une” – còn có thể hiểu là “Hướng tới nền kiến trúc mới”. Trong cuốn sách này, ông đã bày tỏ quan điểm của mình về kiến trúc lấy cảm hứng hiện đại, áp dụng các nguyên tắc của ô tô, máy bay và tàu hỏa, vận dụng chúng vào các tòa nhà.

KTS Le Corbusier 6

Weissenhof-Siedlung House. Ảnh: Hassan Bagheri.

Trong số nhiều công trình được Le Corbusier hoàn thành trong thời kỳ đầu, thật đáng tiếc là không một công trình nào hoàn thiện được 5 luận điểm kiến trúc do chính ông đưa ra cho đến khi Villa Savoye ra đời năm 1931. Công trình này đã đặt mọi không gian sinh hoạt chính lên tầng trên, chừa lại phần tầng dưới làm nơi đậu xe với các đường cong hỗ trợ cho việc xoay trở phương tiện, đồng thời phần mái nhà được thiết kế để tiếp cận trực tiếp thông qua ram dốc.

Tuy Villa Savoye là bước đánh dấu tầm cao mới trong sự nghiệp của KTS Le Corbusier nhưng đây cũng là công trình cuối cùng trong cột mốc được chia thành hai nửa của vị KTS đại tài này. Kenneth Frampton đã tách cuộc đời kiến trúc của Le Corbusier thành 2 chương với phần I gồm các sự kiện trước 1930 và 1930-1960 nằm ở phần II. Nếu chủ nghĩa hiện đại được nhen nhóm thời gian đầu là những điều thuộc về phần một thì chương tiếp theo thì các vật liệu tương phản đã trở thành khía cạnh thiết yếu trong phong cách của ông.

KTS Le Corbusier 5

Villa Savoye. Ảnh: Flavio Bragaia.

KTS Le Corbusier 4

Villa Savoye. Ảnh: Flavio Bragaia.

Trong những năm 1930 và Đệ Nhị Thế Chiến, KTS Le Corbusier đã thực hiện ít hơn các công trình so với thời gian trước đó, nhưng khi chiến tranh kết thúc, sự nghiệp của ông bắt đầu bùng nổ trở lại. Một phong cách rất khác với chủ nghĩa hiện đại thiên về hình khối đơn giản mà đi theo định hướng máy móc như 1920 đã ra đời, thiên về sự hoành tráng với vật liệu chính là bê tông, về sau chúng ta định hình rõ hơn phong cách này với tên gọi Brutalism.

Trong thời điểm này khoảng 15 năm, KTS Le Corbusier đã thực hiện nhiều tác phẩm đáng ngưỡng mộ, có thể kể đến Unité d’habition tại Marseille, Nhà nguyện Nhà thờ Notre Dame du Haut tại Ronchamp, Tu viện La Tourette, Trung tâm nghệ thuật Carpenter Center for the Visual Arts – tòa nhà duy nhất tại Mỹ của ông.

KTS Le Corbusier 3

Notre Dame du Haut. Ảnh: Roryrory.

KTS Le Corbusier 2

Palace of the Assembly. Ảnh: Chiara Facchetti.

Ngoài kiến trúc, Le Corbusier còn là nhà vận động nhiệt huyết cho các dự án quy hoạch đô thị hiện đại. Những bản thiết kế đô thị của ông tập trung vào công năng, mang đến tính ưu việt cho các phương tiện giao thông, kết nối nhiều mạng lưới đường cao tốc, tạo ra các ngôi làng cho cộng đồng. Những năm 1950, Le Corbusier cuối cùng cũng nhận ra tầm nhìn về quy hoạch kiến trúc và đô thị khi được mời hoàn thiện thiết kế của Chandigarh, thủ đô mới của bang Punjab tại Ấn độ. Tại đây ông cũng tự mình thiết kế 3 tòa nhà: Secretariat Building, Palace of the Assembly và High Court.

Ảnh hưởng của KTS Le Corbusier đối với kiến trúc đương đại là vô cùng to lớn. Ông đã giúp hình thành nền tảng của hầu hết các kiến trúc hiện đại lẫn quy hoạch đô thị, đưa ra nhiều lý thuyết kiến trúc (cả tiếp nối lẫn bác bỏ chính luận điểm của mình trước đó).

KTS Le Corbusier 1

Convent of La Tourette. Ảnh: Samuel Ludwig.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

KTS Paul Rudolph – Người tiên phong trong chủ nghĩa kiến trúc hiện đại (modernist)

Nhà thiết kế Fornasetti và biểu tượng thiết kế bất diệt | Từ điển ELLE Decoration