KTS Mies là ai?
KTS Mies sinh năm 1886 tại Aachen, Đức, là nhân vật được biết đến với những công trình chọc trời tại Mỹ như tòa tháp Lake Shore Drive, Seagam hay IBM Plaza. Hầu hết tác phẩm cũng như sự chuyển mình của ông từ cổ điển đến hiện đại đều diễn ra trong thời kỳ trước chiến tranh trên đất Đức. Ông còn được nhớ đến như một nhà giáo dục khi đứng đầu Viện công nghệ Illinos Institute of Technology (IIT).
Con đường đến với phong trào Bauhaus của KTS Mies chưa bao giờ là dễ dàng. Mãi đến sau này khi gia nhập phong trào Bauhaus và trở thành nhân tố tiên phong tại nước Đức ông mới bắt đầu áp đặt ý tưởng của mình, vận hành, đổi mới nhằm biến chuyển thẩm mỹ thiết kế xứng tầm với thế giới hiện đại.
Cuộc đời Mies
KTS Mies là con trai của một người thợ xây, ông từng làm việc với cha mình tại xưởng và cho một số công ty thiết kế trước khi chuyển đến Berlin năm 1905, tìm cách tham gia vào một công ty kiến trúc danh tiếng lúc bấy giờ. Ông tham gia vào công ty của Bruno Paul – một KTS kiêm nhà thiết kế nội thất với phong cách cổ điển trừu tượng – người sẽ thiết kế một ngôi nhà và hai nhà hàng cho triển lãm Wekbund của Cologne sau này.
Trong khi làm việc cho Bruno Paul, KTS Mies đã hoàn thành công trình đầu tiên của mình, một ngôi nhà Riehl truyền thống tại Potsdam. Ấn tượng bởi tác phẩm của nhà KTS trẻ, Peter Behrens – một tên tuổi lớn lúc bấy giờ – đã đề nghị ông về công ty của mình, cùng sánh đôi với hai tượng đài khác là Gropius và Le Corbusier. Từ đây Mies đã dựng xây danh tiếng của mình như một nhà thiết kế cho tầng lớp thượng lưu. Để hòa nhập với sự thay đổi này, ông đã chuyển tên thật của mình từ Maria Ludwig Michael Mies thành Mies van der Rohe dựa theo việc thêm họ mẹ cò phần sang trọng vào tên gọi.
Trong khi vẫn đặt niềm say mê trong những thiết kế mang tính Tân cổ điển, nhiều biến cố lịch sử thế giới đã diễn ra vào thời gian này khiến suy nghĩ trong Mies có sự thay đổi trên phương diện kiến trúc. Một ý tưởng hiện dại thể hiện rõ rệt tầm nhìn xa trông rộng cũng từ đây mà dần được hình thành trong ông.
Ông trở thành giám đốc kiến trúc cho Werkbund, tạo lập mô hình Weissenhof Estate, cộng tác cùng tạp chí G và sáng lập nên cộng đồng kiến trúc Der Ring.Vào năm 1919, tòa tháp Friedrichstrasse với vỏ bọc kính và khung thép chính là dấu ấn báo hiệu cho thời kỳ mới do ông gầy dựng đang đến gần.
Hành trình Bauhaus
KTS Mies đã bỏ ra nhiều công sức để thiết lập chủ nghĩa hiện đại một cách hăng hái ngay dưới chế độ Phát Xít đây tranh cãi, nhưng điều này lại tỏ ra không mấy hiệu quả khi Phát Xít thời kỳ này đã giành quyền kiểm soát toàn bộ hội đồng Dessau, đóng cửa Bauhaus. Mies đành sử dụng nguồn tài chính riêng của mình để thuê lại một nhà máy ở Berlin, nơi được ví như ngôi nhà thứ ba cho Bauhaus. Toàn bộ học viên đã làm việc cùng nhau nhằm phục hồi lại nhà máy trong gần một năm cho đến khi gặp phải sự ngăn cản thêm lần nữa của Phát Xít vì những cáo buộc tuyên truyền chống phá.
Trước khi đóng cửa Bauhaus và di dân dến Mỹ, KTS Mies xây dựng được rất ít công trình. Cũng giống như Gropius, ông tham gia cuộc thi Reichsbank năm 1933 nhưng sau đó, bất chấp lời chỉ trích từ những người đồng nghiệp cũ khi ông rời bỏ đất nước tìm đến Mỹ năm 1937. Tại đây KTS Mies tìm được cho mình rất nhiều khách hàng, doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận ý tưởng Kiến trúc hiện đại của ông. Triển lãm quốc tế International Exhibition New York năm 1932 tại bảo tàng Museum of Modern Art chính là nơi tên tuổi ông dần được biết đến.
Ông bắt đầu lại công việc thiết kế và giảng dạy tại IIC từ 1938 đến 1958 và trở thành công dân Mỹ trong khoảng thời gian này năm 1944, từ đây ông giúp đất nước xác định hướng đi tốt – xấu, những gì sẽ trở thành phương thức xây dựng đậm tính văn hóa, giáo dục và được nhiều nơi chấp thuận.
Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Minh họa: Vesa Sammalisto & Jack Bedford.
Xem thêm:
KTS Kengo Kuma – Góc nhìn đương đại của kiến trúc Nhật Bản
Nhà thiết kế Fornasetti và biểu tượng thiết kế bất diệt | Từ điển ELLE Decoration