Venice Art Biennale 2024: Nước Mỹ và lịch sử đa sắc màu

Một tác phẩm đa sắc màu hội tụ nhiều yếu tố văn hóa, mỹ thuật lịch sử lẫn văn minh – triển lãm gian hàng của Mỹ tại sự kiện Venice Art Biennale 2024 mang lại nhiều ấn tượng bởi sự độc bản và bảng màu sặc sỡ.

Màu sắc rực rỡ là điểm nhấn khiến ai cũng phải chú ý khi đến gian triển lãm của Mỹ tại Venice Art Biennale năm nay với là dòng chữ “We hold these truths to be self-evident” (tạm dịch: Chúng tôi coi những sự thật này là hiển nhiên) bọc quanh công trình mang kiến trúc tân cổ điển. Câu mở đầu được trích từ bản “Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ” đã mời gọi du khách đến trải nghiệm một hành trình nghệ thuật mang tính đột phá và táo bạo trong không gian được thiết kế bởi Jeffrey Gibson – nghệ sĩ bản địa đầu tiên đại diện cho Hoa Kỳ tại Biennale với triển lãm cá nhân.

gian hang My trien lam venice biennale 2024

Bên ngoài gian triển lãm của Mỹ tại sự kiện Venice Art Biennale 2024.

gian hang trung bay

Với tên gọi “The space in which to place me”, triển lãm gian hàng của Mỹ được trưng bày ở Venice từ ngày 20/4 đến ngày 24/11.

Là thành viên của “Mississippi Band” gồm những người da đỏ Choctaw và người Cherokee, Jeffrey Gibson đã thiết lập một ngôn ngữ hình ảnh riêng biệt kết hợp các bảng màu rực rỡ, văn bản, hình thức đồ họa và nhiều tài liệu khác nhau có liên quan đến cuộc sống bản địa, sự đa dạng giới, văn học, âm nhạc,… Giám tuyển Kathleen Ash-Milby chia sẻ: “Tác phẩm của Jeffrey đã nới rộng dòng thời gian của lịch sử bản địa bằng cách kết hợp các phương thức thẩm mỹ và vật chất cổ xưa với thực trạng của người bản địa đầu thế kỷ XIX và XX, để đề xuất một tương lai bản địa theo suy nghĩ của chính chúng ta”.

mau do gian hang trien lam

Dòng chữ “We hold these truths to be self-evident” xuất hiện xuyên suốt các tác phẩm bên trong.

tac pham nghe thuat mau nong

Các tác phẩm nghệ thuật nổi bật với những tông màu nóng táo bạo và đột phá.

Trong thực tiễn của Jeffrey và dự án này, ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng. Các cụm từ ngữ xuất hiện xuyên suốt triển lãm, bao gồm cả trên cơ thể của hai hình nhân to lớn được trang trí bằng hạt cườm, tua rua và các vòng thiếc lớn. Với tiêu đề “The Enforcer” (tạm dịch: Người thực thi)  và “WE WANT TO BE FREE” (tạm dịch: CHÚNG TÔI MUỐN ĐƯỢC TỰ DO), các tác phẩm tạo hình có quy mô lớn này chứa đựng những câu chữ được trích từ các sửa đổi hiến pháp thời kỳ Tái thiết cùng với Đạo luật Công dân Ấn Độ năm 1924 – một đạo luật đã quá hạn từ lâu, mục đích nêu rõ các quyền cơ bản được cấp cho người bản địa.

tac pham trien lam

Tác phẩm bên trái: “The Enforcer”, bên phải: “WE WANT TO BE FREE”. Tranh tường: “WE ARE MADE BY HISTORY”.

thu cong truyen thong dinh cuom mau sac

Những chú chim đính cườm của Jeffrey, dựa trên những ý tưởng về thay đổi truyền thống thủ công bản địa.

Những bức tranh lớn xếp dọc các bức tường của mỗi phòng trưng bày, bao bọc các tác phẩm điêu khắc và người xem trong một không gian được lắp ghép bởi các mảng màu rực rỡ. Màu sắc đóng vai trò quan trọng đối với Jeffrey Gibson và mối liên hệ của ông với văn hóa bản địa và giới tính, ông cho rằng: “Chúng tôi bị nói là lố lăng khi sử dụng những màu sắc quá rực rỡ.” Jeffrey sử dụng những bố cục của kính vạn hoa để thay đổi góc nhìn và đưa ra một cái nhìn khác về quá khứ và hiện tại. Trong triển lãm này, ông muốn nhấn mạnh những khoảnh khắc đáng nhớ trong lịch sử Hoa Kỳ, khi lời hứa thực sự về sự bình đẳng, tự do và công lý được tồn tại.

trien lam lich su ban dia

Cách kể chuyện qua màu sắc của Jeffrey Gibson đã tái hiện lại lịch sử bản địa muôn màu của nước Mỹ.

Thực hiện: Vân Thảo | Theo: Thisiscolossal | Ảnh: Timothy Schenck


Xem thêm: 

Triển lãm Venice Biennale 2024 và những gian trưng bày nổi bật

Đèn nghệ thuật tại triển lãm Loewe Lamps

Triển lãm năng lượng của tương lai