Hiệu sách Sanlian Thượng Hải nằm trong Khu làng văn hóa và du lịch JuXing Grain Post, thị trấn Minh Truyền, huyện Phì Tây, thành phố Hợp Phì. Với vị trí ngay lối vào khu nghỉ dưỡng, công trình mang dáng vẻ khiêm nhường, lặng lẽ tiếp nối ký ức văn hóa nông thôn.
Chức năng ban đầu của công trình vốn để lưu trữ lương thực. Đối với các kiến trúc sư, đây không chỉ là một thách thức giữa mới và cũ, mà còn là sự suy ngẫm về “tính tạm thời” và “tính địa phương” trong quy hoạch nông thôn.
Bức tường vữa ban đầu được xây dựng vào năm 1953, có kết cấu hỗn hợp giữa gạch và gỗ. Cấu trúc xây bằng gạch chính đã xuống cấp, nên để bảo tồn phần lớn các bức tường, khung thép mới được lắp đặt để đỡ tải trọng chính, thể hiện tính “tạm thời” của cái mới và cái cũ. Vì lý do an toàn, một phần bức tường ở phía nam đã được dỡ bỏ và thay thế bằng mặt tiền kính được trợ lực bằng khung gỗ.
Kho thóc ban đầu chỉ giới hạn ở chức năng duy nhất là lưu trữ ngũ cốc, với phần không gian khép kín tù túng, nặng nề. Để đem lại ánh sáng và sự thoáng đãng, các kiến trúc sư đã quyết định mở rộng một lỗ tròn có đường kính 1,5 mét từ tâm mái. Một trụ tháp được tạo từ xung quanh giếng trời – đóng vai trò là kênh ánh sáng tự nhiên, đồng thời dùng làm giá sách.
Thực hiện: Vân Thảo | Theo: Archdaily | Ảnh: Xuguo Tang
Xem thêm: