Tổng hợp những công trình thân thiện – bền vững

Trước bối cảnh bức thiết về tài nguyên môi trường hiện nay, quan điểm thiết kế của nhiều KTS/NTK trên thế giới đang ngày càng xoay chuyển nhằm tạo nên những công trình giảm thiểu tối đa gánh nặng về chất thải ra thế giới tự nhiên.

Wikkelhouse

Được thiết kế và phát triển bởi Fiction Factory, công ty sáng tạo đến từ Amsterdam, công trình Wikkelhouse – nhà tiện lợi còn được hiểu theo một nghĩa khác là “ngôi nhà của sự bảo bọc”, hay theo tiếng Hà Lan, nó còn có nghĩa là một món đồ được “gói” lại. Mô hình nhà ở độc đáo mang tính bền vững và được vận hành theo quy tác mô đun này sử dụng giấy carton làm vật liệu xây dựng chính, chính bởi bản chất vật liệu như thế nên chúng có thể tùy biến kích cỡ và công năng phù hợp với từng nhu cầu.

công trình 1


Grotto Sauna

Một khung cảnh đầy mơ mộng, trên mặt hồ Huron miền bắc Toronto, đó là nơi không thể lý tưởng hơn để treo lơ lửng phòng tắm hơi Grotto Sauna bên vách đá, hướng mặt về phía chân trời. Thậm chí, National Geographic cũng từng đánh giá đây là nơi ngắm hoàng hôn đẹp nhất trên thế giới. Tuy nhiên bài toán khó đặt ra cho nhóm thiết kế đôi khi lại không nằm ở cấu trúc thẩm mỹ hay công năng mà thực chất lại nằm ở giải pháp gìn giữ trọn vẹn những gì sẵn có của tạo hoá trong quá trình thực hiện công trình.

công trình 2

Ảnh: Jonathan Friedman.


Nhà tái chế

Ẩn mình bên sông Thames, ngôi nhà tái chế từ gỗ bần là sự đáp ứng cần thiết của kiến trúc, xây dựng đối với nhu yêu cầu sinh thái hiện nay trước các vấn nạn về khí thải, hiệu ứng nhà kính hay vật liệu khó phân huỷ. Ngôi nhà hình chữ nhật với 5 chóp trụ xếp chồng lên nhau theo hình kim tự tháp, tất cả đều bằng vật liệu gỗ bần dạng khối. Với vật liệu này, công trình sẽ tiện dụng nhờ khả năng tháo – lắp dễ dàng, tái sử dụng và tái chế.

công trình 3

Ảnh: Matthew Barnett Howland, Dido Milne, Oliver Wilton.


Khu dừng chân công cộng

Khu nhà gỗ đặt giữa Trung tâm nghệ thuật Tippet Rise Art Center tại Montana, Hoa Kỳ do KTS Diébédo Francis Kéré thiết kế được tạo nên từ một loạt các cây thân gỗ đã chết như một cách tái sử dụng hiệu quả nguồn lực tự nhiên. Từ máu nhà, cột trụ cho đến ghế ngồi đều được thực hiện theo giải pháp bó nhiều thân gỗ nhỏ lại với nhau thành cụm rồi tạo hình dạng khối dựa trên hình thức nhà truyền thống toguna (một dạng công trình công cộng của người Dogon thuộc các quốc gia Tây Phi như Mali, Burkino Faso).

công trình 4

Ảnh: Iwan Baan.


Reusing Posidonia

Dự án báo gồm hàng loạt các dãy nhà tư nhân mang theo các yếu tố liên quan đến tính di sản, kiến trúc và thiên nhiên môi trường. Một nhóm các nhà thiết kế và nhà nghiên cứu đã làm việc cùng nhau nhằm chọn ra các nguồn tài nguyên có nguồn gốc địa phương để đáp ứng được các giải pháp bền vững khi đưa vào dự án, các vật liệu này hầu hết chỉ được giới hạn trong phạm vi đảo. Cách tiếp cận này đã đặt ra khá nhiều thách thức với các nhà thiết kế nhưng lại tạo nên sự tiếp nối truyền thống trong kĩ thuật xây dựng và chi tiết trang trí.

công trình 5

Ảnh: José Hevia.

Thực hiện: Đức Nguyên | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

6 sản phẩm thân thiện với môi trường

Urban Jungle – Kiến tạo không gian xanh giữa lòng đô thị