Cuộc chiến của KTS với thực trạng biến đổi khí hậu

Một loạt các thực hành kiến trúc giành được giải thưởng Stirling vừa qua đã dấy lên tình trạng khẩn cấp trong việc đối phó với sự nóng lên nhanh chóng của trái đất. Theo đó là lời kêu gọi thay đổi mô hình xây dựng chung đã được đưa ra nhằm tìm kiếm sự cam kết đồng thuận.

Chính phủ Anh ước tính rằng việc xây dựng các công trình chiếm đến 47% lượng khí thải tạo ra hiệu ứng nhà kính. Cho đến nay, tiềm năng của ngành kiến trúc trong việc dẫn đầu cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu gần như vẫn gặp nhiều trở ngại. Nhiều nhà bình luận cho rằng việc kêu gọi của các KTS chỉ đang là dừng lại ở một lời kêu gọi, hàng loạt các hồ sơ thiết kế không hướng đến nền tảng sinh thái đã được chỉ ra. Tuy nhiên chỉ sau hơn 2 tuần, 400 lời cam kết đã được đăng ký, chúng ta đang được chứng kiến một sự đồng thuận chưa từng có của các KTS trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Việc cam kết của những KTS là một chuyện, nhưng làm sao để chuyển động lực thành hành động cụ thể có ý nghĩa thay đổi lại là chuyện khác. Nhưng những cam kế được ký này là bước đầu tiên cho thực tiễn cải cách đô thị vốn rất cần thiết.

Sự phong phú trong thẩm mỹ, vật liệu của kiến trúc sinh thái

Điều gì sẽ giúp chúng ta tiến xa hơn? Một loại hình kiến trúc cấp tiến cho thời đại với tình trạng khí hậu đáng báo động sẽ như thế nào? Tất cả những điều này mang lại ý nghĩa gì cho KTS, Nhà thiết kế và người sử dụng? Hàng loạt các câu hỏi tuy vẫn chưa thể giải đáp hoàn toàn nhưng về tính chất và dấu hiệu dự báo của chúng lại mang sức hấp dẫn kỳ lạ.

Tính thẩm mỹ và vật liệu của kiến trúc sinh thái có thể trở nên rất đặc biệt và phong phú, chúng được dự kiến sẽ thúc đẩy quá trình “phục hưng” mới trong nền nghệ thuật thuộc chủ nghĩa hiện đại. Khám phá tiềm năng của kiến trúc sinh thái cũng đồng nghĩa với việc nâng cao quy chuẩn trong xây dựng, thách thức các khái niệm đơn thuần hiện tại. Trước đây, hàm lượng cacbon của một ngôi nhà thường được tính dựa trên lượng khí thải liên quan đến xây dựng, một công thức quen thuộc.

Một số lập luận cho rằng lượng khí thải cao trong thời gian xây dựng là khoản đầu tư cần thiết khi một dự án bê tông hóa có thể được sử dụng trong hàng trăm năm – một khái niệm “bền vững” về thời gian sử dụng. Logic này có vẻ khá hợp lý nhưng thực tế lại là một ảo mộng nguy hiểm. Theo các báo cáo gần đây của IPCC, tình trạng này nếu kéo dài trong 12 năm tới sẽ gây ra hiệu ứng bùng phát sinh thái theo cấp số nhân, đặc biệt là những nền kinh tế nặng khí thải. Và chúng ta không còn quá nhiều thời gian.

KTS 1

Các KTS thống nhất rằng, điều cần thay đổi chính là thói quen sử dụng.

Vật liệu tự nhiên có nguồn gốc thực vật

Ý nghĩa của vật liệu tự nhiên là vô cùng to lớn. Những bức tường thực sự bền bỉ sẽ không thể chỉ đánh giá thông qua thời gian sử dụng. Một số quy chuẩn quen thuộc đôi khi cần phải được từ bỏ, điều này đòi hỏi sự thay đổi mang tính quyết định trong việc vận hành những tòa nhà. Đôi khi một số vật liệu có nguồn gốc tự nhiên lại cần phải bảo trì nhiều hơn, đây có thể là nỗi ám ảnh đối với nhiều khách hàng. Cũng vì thế mà những tấm nhựa, vật liệu thay thế được sản xuất, tiêu cực với môi trường nhưng né tránh được bảo trì. Chính vì vậy, hãy đối mặt trực diện với vấn đề ấy, chủ động trong quản lý bảo trì thay vì né tránh chúng là thói quen cần được thay đổi.

Rơm là một ví dụ điển hình.

Chúng đã từng là một kỹ thuật lợp phổ biến với hiệu suất nhiệt tốt, tính tác động đến môi trường cực kỳ thấp và cho ra bề mặt quyến rũ. Tuy nhiên trong thời đại hiện nay chúng ta hiếm khi thấy được sự xuất hiện của loạt vật liệu này bởi chúng cần phải tu sửa, bảo trì thường xuyên – nỗi ám ảnh về độ bền với nhiều người.

Vì thế, vấn đề cốt yếu không nằm ở loại vật liệu nào hay những nghiên cứu nào mới nhất, mà nằm ở thói quen sử dụng công trình.

Để sửa chữa sinh quyển, trước tiên cần sửa chữa kiến trúc

Các bức tường của nhà thờ Hồi Giáo Great Mosque of Djenné được xây dựng lại vào năm 1970 bằng toron (một loại sợi kết xoắn vào nhau, tương tư dây thừng nhưng dài, mỏng và linh hoạt), bùn – tất cả đã trải qua quá trình trùng tu trong suốt quãng thời gian dài.

KTS 2

Nhà thờ Hồi Giáo Great Mosque of Djenné.

Tại Nhật Bản, kỹ thuật boro dùng để chỉ cách sửa chữa trên quần áo. Vào thời Edo, boro trở nên phổ biến với mọi người dân, chúng được truyền lại qua nhiều thế hệ. Hay một kỹ thuật khác dùng để sửa chữa gốm là kintsugi – nghệ thuật phục hồi đồ gốm vỡ bằng sơn mài phủ vàng.

KTS 3

Kỹ thuật boro.

KTS 4

Kỹ thuật kintsugi.

Tất cả đều chứng minh rằng mọi thứ đều luôn nằm trong tình trạng dở dang, và công trình kiến trúc thì luôn cần được bảo trì, sửa chữa thường xuyên, điều đó không thể tránh khỏi. Việc chuyển đổi đô thị đương đại hiện nay là thực trạng cấp bách, nhưng cũng không thể phủ nhận mức độ phủ nhận của các dự án “bền vững hiện nay”. Cơ hội giảm triệt để khí thải đang được mở ra, và trách nhiệm của các KTS lại trở nên to lớn hơn bao giờ hết.

Tạo nên những ngôn ngữ kiến trúc nuôi dưỡng hành tinh cũng đồng nghĩa với việc tăng mức độ trải nghiệm của mọi người, thách thức văn hóa vật chất đương đại và nỗi ám ảnh về độ bền. Một kiến trúc mang tính phục hồi không chỉ làm giảm lượng khí thải mà còn tạo điều kiện cho một nền văn hóa tích cực được truyền bá. Chính vì thế, để sửa chữa sinh quyển thế giới, trước tiên cần sửa chữa kiến trúc.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

NTK Ross Lovegrove và quan điểm nội thất bền vững

Edward Burtynsky, sự kiện Earth Day và bộ hình gây “ám ảnh”