Ava và nét Cơ Tu trong thời trang cao cấp

Những đường văn kỷ hà, mũi dệt mộc đậm chất dân gian của đồng bào dân tộc Cơ Tu miền núi Quảng Nam được Avana chuyển tải bằng một ngôn ngữ thiết kế mới.

Bén duyên với Việt Nam từ 13 năm trước, NTK thời trang Aldegonde Van Alsenoy, đến từ Antwerp, Bỉ, thường được người bản địa gọi bằng cái tên thân mật là Ava (đọc tắt từ tên gọi đầy đủ), đã lập nên thương hiệu thời trang Avana tại Đà Nẵng, Hội An từ năm 2010 với điểm nhấn khác lạ là sự kết hợp lối thiết kế thời trang cao cấp với những nét trang trí đậm dấu ấn của người Cơ Tu ở Quảng Nam.

Họa tiết hình người và các đường hình học trên trang phục người đàn ông Cơ Tu, Quảng Nam.

Trong giới thiết kế thời trang, Ava được mệnh danh là người cuồng vải. Cô bảo: “Nguồn cảm hứng đến với tôi từ chất liệu vải đẹp. Tôi thích đi thăm chợ vải, xưởng dệt thủ công, bất kỳ là vải gì, rèm cửa hay thảm. Tôi tìm đủ thứ và sưu tập. Sau đó tôi thiết kế, phối các hoa văn màu sắc lại với nhau, tìm ra hình thù cụ thể là áo, váy… để thêm vào BST. Mọi thiết kế thời trang của tôi luôn bắt đầu với những loại vải tôi yêu thích”.

Ava đang hướng dẫn một mẫu hoa văn dựa theo văn hóa người Cơ Tu do cô thiết kế.

Các mẫu thiết kế mới được nghệ nhân Cơ Tu sáng tác theo tư duy riêng, sau đó Ava cùng làm việc và chọn ra những chi tiết độc đáo để đưa vào thời trang.

“Các sản phẩm dệt của người Cơ Tu trước kia
chưa có tính thương mại.

Họ muốn giới thiệu đến tôi,
như cách giới thiệu về cộng đồng, gia đình và con người họ”

Từ lâu Ava đã trở nên thân quen trong đời sống người Cơ Tu thôn Đhrồong, xã Tà Lu, huyện Đông Giang.

Thế rồi mối duyên gắn với nghề dệt thủ công của người Cơ Tu Quảng Nam như một sự tình cờ, khi dự án của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đến Việt Nam hỗ trợ các làng nghề dệt. Ava kể: “Họ biết tôi có kinh nghiệm về vải từ quá trình làm việc ở Bỉ nên mời tôi tham gia dự án. Tôi đến thôn Đhrồong, xã Tà Lu, huyện Đông Giang, cách Đà Nẵng khoảng 3 giờ xe chạy. Phụ nữ trong buôn làng đem đến cho tôi xem nhiều mẫu dệt họ tự thiết kế. Tôi nhìn thấy ở họ sự thân thiện, đoàn kết; mọi người đều tự hào về sản phẩm của nhau, và hoàn toàn dệt vì ý nghĩa cuộc sống và đam mê, chưa có yếu tố thương mại. Vậy là tôi quyết định gắn bó với thôn Đhrồong, thành lập tổ hợp dệt ban đầu gồm 18 chị em người Cơ Tu, xây dựng thương hiệu Yaya – lấy theo tên một điệu múa truyền thống Cơ Tu – và phát triển mẫu, giới thiệu ra bên ngoài để tạo nguồn thu nhập cho người bản địa”.

Ava 11

Chi tiết của đường dệt, cách phối màu trong trang phục truyền thống Cơ Tu được ứng dụng, biến tấu tạo thành các thiết kế phù hợp với nhu cầu đương đại.

Ava 10

Nghệ nhân dệt Alăng Thị Clướp nói về câu chuyện làm việc cùng Ava: “Chúng tôi cho cô ấy xem sản phẩm mình dệt, rồi các hoa văn của người Cơ Tu, từ đó cô ấy thiết kế thành các mẫu hoa văn riêng. Mình không biết thiết kế nhưng nhìn vào hoa văn cô Ava vẽ thì làm ngay được. Cách làm cũng được cô Ava chỉ dạy kỹ hơn, từ cách đếm chỉ, đếm hạt cườm, cách đo đạc chuẩn mực. Trước đây chúng tôi dệt váy áo chẳng ai dùng thước, muốn đo thì bẻ cành cây đo rồi áng chừng mà làm”.

Ava 9

Chi tiết của đường dệt, cách phối màu trong trang phục truyền thống Cơ Tu được ứng dụng, biến tấu tạo thành các thiết kế phù hợp với nhu cầu đương đại.

Ava 8

Những đường dệt trên trang phục phụ nữ Cơ Tu mang ý nghĩa tinh thần nhiều hơn là thương mại.

Ava 7

Bộ dụng cụ dệt đơn giản, tiện dụng, giúp phụ nữ Cơ Tu có thể làm việc ở bất kỳ đâu trong ngày.

Điều thú vị Ava khám phá từ câu chuyện dệt vải của phụ nữ Cơ Tu là khi con gái lấy chồng, dệt vải là cách làm vui và gần gũi hơn với mẹ chồng. Thế nên sản phẩm tạo ra luôn có sự sáng tạo, khác lạ và không phải để bán. Nhờ có dự án, nhờ những kết hợp thú vị giữa hai phong cách cổ truyền và hiện đại, Ava đã giúp cho các nghệ nhân dệt thôn Đhrồong có cơ hội đưa sản phẩm ra khỏi buôn làng, hội nhập vào nhịp sống thời trang đô thị, và đến với thế giới phương Tây.

Ava 5

Bộ dụng cụ dệt đơn giản, tiện dụng, giúp phụ nữ Cơ Tu có thể làm việc ở bất kỳ đâu trong ngày.

Ava 4

Ava thường tham gia các hoạt động cùng thôn làng Cơ Tu trong đời sống văn hóa của họ.

“Phụ nữ Cơ Tu có biệt tài gửi gắm những quan sát cuộc sống
qua cách dệt vải.

Tính trung bình cứ 2 tháng
họ lại tạo ra mẫu mới để tặng mẹ chồng”

Nói về thành quả của sự phối hợp, Ava cho biết cô đã lập thêm một thương hiệu ở Bỉ lấy tên Co’Tu,re (một lối chơi chữ từ Cơ Tu và Couture) – Cơ Tu và thời trang cao cấp. BST thiết kế tại Việt Nam được mang sang trưng bày, và chỉ sau 2 tuần đã bán sạch. Khách hàng phương Tây rất thích thú vì sự phối hợp độc đáo, khác lạ trong thiết kế của Co’Tu,re.

Ava 3

Ava đã tạo nên nhiều thay đổi về quan điểm nghề dệt của phụ nữ Cơ Tu.

Ava 2

Sự sáng tạo và tinh thần làm việc cộng đồng của người Cơ Tu tạo nguồn cảm hứng để Ava biến tấu các mẫu hoa văn trong trang phục truyền thống áp dụng vào thời trang cao cấp.

Ava 1


Xem thêm:

Vẻ đẹp biểu tượng của cổng rào hoa sắt

Những lan can biết nói