Triển lãm Science Fiction Design: Nguồn cảm hứng từ tương lai

Cuộc đối thoại hấp dẫn giữa khoa học viễn tưởng và thiết kế là chủ đề của triển lãm Science Fiction Design tại bảo tàng Vitra Schaudepot.

Văn học khoa học viễn tưởng (sci-fi) lần đầu tiên trở nên phổ biến vào thế kỷ XIX, khi sự trỗi dậy đột ngột của công nghệ trong thời đại công nghiệp đã truyền cảm hứng cho các tác giả như Mary Shelley và Jules Verne, tưởng tượng về những vấn đề cấp bách của cuộc sống sẽ diễn ra như thế nào trong một thế giới tương lai hư cấu. Ngay từ đầu, thể loại này đã tập trung vào các câu hỏi trọng tâm của loài người, từ tình yêu, chiến tranh cho đến cái chết trong bối cảnh du hành thời gian – không gian hoặc dưới những rủi ro và cơ hội của công nghệ mới, trong sự ra đời của hoạt ảnh, khoa học viễn tưởng đã sớm được coi là chủ đề điện ảnh chính.

A Trip to the Moon dien anh vu tru tuong lai

Một trong những bộ phim tiên phong về chủ đề viễn tưởng của đạo diễn người Pháp – Georges Meliès, “A Trip to the Moon” (1902) đã vẽ nên những tưởng tượng đầu tiên của con người về chuyến du hành bằng tên lửa đến mặt trăng. Ảnh: Tư liệu

Vô số bộ phim khoa học viễn tưởng, từ “Star Trek”, “2001: A Space Odyssey” đến “Blade Runner” đều có những hình mẫu định hình viễn tưởng của nhân loại về tương lai. Theo chiều ngược lại, rất nhiều nhà thiết kế cũng lấy cảm hứng về tương lai từ những bộ phim sci-fi. Xoay quanh cuộc đối thoại qua lại giữa khoa học viễn tưởng và thiết kế, chủ đề chính của triển lãm Science Fiction Design: From Space Age to Metaverse tại Vitra Schaudepot bao gồm hơn 100 món đồ từ chính bảo tàng được sắp đặt trong không gian tương lai do nghệ sĩ Andrés Reisinger thiết kế. Sự kiện trải rộng qua nhiều lĩnh vực khác nhau với hiện vật đa dạng có tuổi đời từ thời kỳ Space Age đến đầu thế kỉ XXI, thậm chí còn có sự xuất hiện của những tác phẩm tranh độc bản của thời đại Metaverse.

trien lam do noi that khoa hoc vien tuong Science Fiction Design thiet ke

Không gian tại triển lãm tại Vitra của Andrés Reisinger hội tụ hơn 100 tác phẩm. Ảnh: Mark Niedermann

Andrés Reisinge trien lam do noi that Science Fiction Design

Nhà thiết kế Andrés Reisinge. Ảnh: Mark Niedermann

Trong những thập kỷ tiếp theo, khoa học viễn tưởng phát triển nhanh chóng trong ngành công nghiệp điện ảnh, tạo ra những hình thức mới trong văn học và đồ họa, chẳng hạn như truyện tranh hoặc tạp chí – những phương tiện tiếp cận rộng rãi đến với công chúng thông qua các câu chuyện hấp dẫn được chắp bút bởi Isaac Asimov, Stanislaw Lem và H.G. Wells. 

Wonder stories Adventure of future science bia sach do hoa

Bìa tác phẩm “Wonder stories: Adventure of future science” (1/1932) được biên tập bởi Hugo Gernsback. Ảnh: Vitra Design Museum Archive

Astouding Science Fiction bia sach thiet ke do hoa khoa hoc vien tuong

Tác phẩm “Astouding Science Fiction” xuất bản vào tháng 6/1956. Ảnh: Vitra Design Museum Archive

khoa hoc vien tuong thiet ke do hoa metropolis

Minh họa của Erich Kettelhut vẽ cho phim “Metropolis” – tái bản lần thứ 2, 1925. Ảnh: Deutsche Kinemathek – Museum für Film und Fernsehen, Erich Kettelhut Archive

Điều mà khoa học viễn tưởng mong đợi lần đầu tiên bắt đầu trở thành hiện thực vào những năm 1950s: các vệ tinh đầu tiên được phóng vào vũ trụ, công nghệ hàng không vũ trụ có những tiến bộ nhanh chóng và đặc biết nhất là cuộc đua lên mặt tranh giữa hai siêu cường quốc vốn đang trong Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Xô. Điều đó đã dẫn đến sự ra đời của “Space Age” – một thời kỳ sở hữu nhiều bước ngoặt trong lĩnh vực sáng tạo. Các nhà thiết kế như Gae Aulenti, Eero Aarnio, Luigi Colani, Joe Colombo và Verner Panton đã tạo ra đồ nội thất và không gian sống mang hình dạng hữu cơ. Chất liệu mặt nhựa sáng bóng đặc trưng không chỉ mang vẻ tương lai mà còn phản ánh sự suy nghĩ về lối sống hiện đại. Tìm thấy nguồn cảm hứng từ công nghệ du hành vũ trụ, các nhà thiết kế trong thời kỳ “Space Age” đã cung cấp cho các nhà làm phim những món đồ nội thất lý tưởng phục vụ cho những bộ phim viễn tưởng thời bấy giờ, như ghế Djinn của Olivier Mourgue trong “2001: A Space Odyssey” (1968) của đạo diễn Stanley Kubrick, chiếc ghế cà chua của Eero Aarnio trong “Men in Black” (1997) của Barry Sonnenfeld hoặc gần đây nhất là ghế Ribbon của Pierre Paulin trong Blade Runner 2049 (2017).

phim star trek khoa hoc vien tuong dien anh

Bối cảnh trong bộ phim “Star Trek” (1968). Ảnh: CBS Photo Archieve

do noi that tuong lai scifi joe colombo living center

Bộ sưu tập ghế “Living Center” của Joe Colombo. Ảnh: Rosenthal Einrictung

ghe ca chua eero aarnio do noi that scifi

Chiếc ghế “Cà chua” (1971) của Eero Aarnio. Ảnh: Vitra Museum

do noi that ghe sunball Günter Ferdinand Ris Herbert Selldorf khoa hoc vien tuong

Ghế lounge “Sunball” của Günter Ferdinand Ris và Herbert Selldorf. Ảnh: Jurgen Hans

Về phương diện thẩm mỹ, khoa học viễn tưởng là thể loại đa diện đề cập đến các chủ đề gây tranh cãi như biến đổi khí hậu và trí tuệ nhân tạo. Những thể loại mới được sản sinh nhờ có sự hỗ trợ của máy tính và in 3D, góp phần hồi sinh nền thẩm mỹ tương lai, từ đó những tác phẩm kinh điển mới đã xuất hiện, như “Aluminum Gradient” của Joris Laarman (2013) – chiếc ghế kim loại in 3D đầu tiên. Trong bối cảnh con người đang nỗ lực khám phá không gian như hiện nay, công chúng bắt đầu bàn luận về thời kì “Space Age” thứ hai, đặt ra lời nghi vấn về mối quan hệ giữa khoa học viễn tưởng và thiết kế đang và sẽ phát triển như thế nào trong tương lai. Áp dụng các công nghệ tiên tiến để giải quyết các vấn đề và thách thức xã hội cấp bách chỉ là một trong những kịch bản có thể hình dung được. Thứ còn lại là Metaverse, đối với một thế hệ nhà thiết kể trẻ, đây là một không gian dường như được phát triển theo hướng vụ trũ của những năm 1960 đã thử nghiệm và dự đoán – một nơi để suy nghĩ tự do có thể chứa đầy những ý tưởng mới lạ và các khái niệm.

verner panton Fantasy Landscape noi that khoa hoc vien tuong

“Fantasy Landscape” tại triển lãm Visiona 2, Cologne, Đức, 1970. Ảnh: Verner Panton Design

khong gian noi that scifi tuong lai Neo chemosphere

Tác phẩm “Neo-chemosphere” của ZYVA Studio và nghệ sĩ 3D Chartlotte Taylor. Ảnh: ZYVA Studio và Chartlotte Taylor

ghe thiet ke do noi that futuristic Joris Laarman Aluminum Gradient

Ghế “Aluminum Gradient” của Joris Laarman (2013). Ảnh: Joris Laarman

Là một ví dụ cho cách tiếp cận này, triển lãm trưng bày các tác phẩm của Andrés Reisinger – giám đốc sáng tạo của buổi triển lãm. Hiện tại, một trong những thể loại đặc trưng nhất của anh chính là các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số –  đa số là đồ nội thất mang tinh thần siêu thực lẫn vũ trụ huyền ảo, và được thể hiện dưới dạng tranh NFT. Những khung cảnh mộng mơ được dàn dựng hoàn hảo trong các bức tranh của Andrés phần nào thể hiện sở thích thẩm mỹ của anh và sự nhạy cảm trước kỷ nguyên kỹ thuật số, đồng thời còn khơi gợi lại những tác phẩm viễn tưởng trước đây. Được trưng bày trong sự kiện triển lãm, “Reisinger’s Shipping Series” (2021) và “Hortensia Chair” (2018) là những tác phẩm ban đầu được Andrés thiết kế dưới dạng NFT và sau đó mới sản xuất thành món đồ nội thất thật sự. 

thiet ke ki thuat so khoa hoc vien tuong metaverse nft Andrés Reisinger

Ghế “Hortensia” do Andrés Reisinger thiết kế trước từ những tác phẩm 3D. Ảnh: Andrés Reisinger

thiet ke do noi that khoa hoc vien tuong nft ki thuat so

Ghế “Complicated Sofa”. Ảnh: Andrés Reisinger

Thực hiện: Vân Thảo | Theo: Designboom


Xem thêm

Thiên hướng vũ trụ trong di sản của Pierre Cardin

Ghế Oksýs: Đường cong của khí động học

Bối cảnh đoạt Oscar 2019 của Black Panther lấy cảm hứng từ Zaha Hadid