Nhà hàng Zero Waste Bistro – Hình mẫu ẩm thực tương lai

Phía sau cánh cửa nhà bếp là câu chuyện nhức nhối về lượng chất thải đầy ắp sau mỗi cung giờ mở cửa phục vụ – đó là lý do nhà hàng Zero Waste Bistro ra đời.

Với thực tế đáng buồn ấy, Viện văn hóa Phần Lan với trụ sở đặt tại New York đã kết hợp cùng với một số đầu bếp và nhà thiết kế để cho ra mắt một nhà hàng nhỏ đầu tiên trên thế giới với tiêu chí 100% không-rác-thải mang tên nhà hàng Zero Waste Bistro. Nhưng trước đó, không gian thử nghiệm đã được nhóm nghiên cứu mở ra tại Wanteddesign Manhattan trong sự kiện NYCxDESIGN với chủ đề về chất thải và quan điểm bền vững.

nhà hàng zero waste bistro 7

Không gian mẫu của nhà hàng Zero Waste Bistro. Ảnh: Nicholas Calcott.

Nhà thiết kế Linda Bergroth đã cùng và nhiều nhà sáng tạo người Phần Lan khác đã cùng nhau tạo nên một không gian đầy cảm thán. Sử dụng những vật liệu tái chế, Zero Waste Bistro giới thiệu đến mọi người hệ thống sản phẩm nội thất và dụng cụ dùng bữa có nguồn gốc từ Italia và Artek. Nhà hàng Zero Waste Bistro như một phiên bản hoàn thiện của nhiều mảnh ghép tái chế giữa nhà hàng đậm màu thiên thanh như ngụ ý rằng hãy biến những khối chất thải vô nghĩa thành kho báu thẩm mỹ giữa không gian.

nhà hàng zero waste bistro 6

Màu xanh lam ẩn chứa nhiều tầng ý nghĩa. Ảnh: Nicholas Calcott.

nhà hàng zero waste bistro 5

Ảnh: Nicholas Calcott.

Về mảng ẩm thực, một nhóm bao gồm các đầu bếp như Luka Balac, Carlos Henriques và Albert Franch Sunyer – những nhân tố làm việc tại các nhà hàng mang sao Michelin tại Helsinki. Cùng với không gian nội thất rạng rỡ, các đầu bếp đã cùng nhau tạo nên một thực đơn dựa trên triết lý ẩm thực Phần Lan cũng với nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm mang tính lành mạnh.

nhà hàng zero waste bistro 4

Ảnh: Nicholas Calcott.

nhà hàng zero waste bistro 3

Một đôi chỗ sắc màu nhấn ngọt ngào từ dụng cụ dùng bữa. Ảnh: Nicholas Calcott.

nhà hàng zero waste bistro 2

Những món ăn được bày biện bởi những đầu bếp nổi tiếng. Ảnh: Nicholas Calcott.

nhà hàng zero waste bistro 1

Ảnh: Nicholas Calcott.

 “Đây thực sự là thời gian để mỗi người phải suy nghĩ lại về cách chúng ta sống, cách chúng ta ăn và vật liệu chúng ta sử dụng.” Kaarina Gould – giám đốc điều hành của Viện văn hóa Phần Lan chia sẻ thêm “Biển cả của chúng ta chứa đầy chất thải bằng nhựa. Riêng ở Mỹ, hơn 58 tỷ ly cốc dùng một lần bị vất bỏ và gửi đến bãi rác mỗi năm. Nếu tất cả những rác thải ấy có thể được tái sử dụng hoặc tái chế thì sẽ như thế nào ? Nếu bao bì chúng ta sử dụng hàng ngày được làm từ vật liệu không chứa nhựa, giảm thiểu sự ô nhiễm và vi sinh vật độc hại. Sẽ ra sao nếu chúng ta cam kết rằng chỉ mua những gì chúng ta yêu thích, không phí phạm và sử dụng chúng mãi mãi ?”

Thực hiện: Đức Nguyên – Theo: Designboom – Ảnh: Nicholas Calcott.


Xem thêm:

‘Planet or Plastic?’-một thế giới bị bóp nghẹt bởi rác thải nhựa

8 loại vật liệu với tính năng phân hủy sinh học | Từ điển ELLE Decoration