Các NTK tại Tây Ban Nha, Đức, Hy Lạp, Áo và Thụy Sĩ đã cùng nhau quá trình tái chế nhựa thành mặt nạ bảo hộ thông qua nhiều thiết bị máy móc kỹ thuật, giúp bảo vệ người dùng khỏi nguy cơ lây nhiễm giữa thời điểm dịch Covid-19 đang hoành hành. Dự án được đặt tên là Precious Plastic.
“Mặt nạ bảo hộ Precious Plastic đã được yêu cầu cung cấp hơn 3.000 sản phẩm cho chính phủ, bệnh viện và tư nhân tại Gran Canaria, Tây Ban Nha. Mặc dù Covid-19 có thể tồn tại đến 9 ngày trên bề mặt nhựa. Nhưng đây không phải lý do buộc phải tiêu hủy vật liệu này, thay vào đó có thể làm sạch, cắt nhỏ và tái chế thành một loại sản phẩm khác.”
Máy ép phun của nhóm thiết kế có thể sản xuất thiết bị bảo hộ cá nhân nhanh hơn gấp 75 so với máy in 3D. Tại Đức, xưởng tái chế nhựa Kunststoffschmiede đã sử dụng công nghệ này để sản xuất 20.000 mặt nạ bảo hộ cho vùng Dresden, Plasticpreneur tại Áo cũng đang bắt đầu quá trình đưa vào sản xuất hàng loạt.
Những tấm che mặt này giúp che chắn mọi nguồn tấn công của vi khuẩn vào trực tiếp cơ thể, cụ thể là vùng mặt. Chi tiết hơn, nhóm thiết kế giải thích rằng các loại khẩu trang N95 hoặc FFP2 sẽ buộc lòng phải thay nếu chẳng may bị ướt, tấm che mặt này chủ yếu sẽ giúp chặt mọi nguồn nước có thể gây hư hại đến khẩu trang cho các nhân viên y tế.
“Để sản xuất ra sản phẩm, nhựa phải được làm nóng đến hơn 200 độ C, nhiệt độ này giúp khử trùng dù nhựa đã qua quá trình vệ sinh trước đó. Các không gian làm việc được tuân theo hướng dẫn nghiêm ngặt về cách duy trì môi trường kháng khuẩn, phù hợp để sản xuất và bảo quản mặt nạ bảo hộ. Sản phẩm hoàn thiện có bề mặt kín, loại bỏ nguy cơ virus có thể tồn động bên trong lõi nhựa.”
Các cơ sở y tế điều trị Covid-19 là mục tiêu hướng đến của loại sản phẩm này khi cung cấp thêm giải pháp an toàn cho đội ngũ y tế, những người đang phải hứng chịu nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Chính vì vậy mà từ quy trình đến không gian sản xuất sản phẩm đều được nhóm thực hiện khử trùng tuyệt đối.
Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Precious Plastic.
Xem thêm: