Mặt đường tự phục hồi sau mưa

Mưa luôn là một trong những nguyên nhân gây sụt lún và tổn thương đến mặt đường, với phát kiến của mình, NTK đến từ Mexico đã biến tác nhân gây thoái hoá thành chất xúc tác cho quá trình tự phục hồi.

Thay vì làm hỏng những mặt đường được tráng nhựa trơn tru, giờ đây nước mưa sẽ đóng vai trò trở thành chất xúc tác giúp phục hồi những thương tổn. Sự thay đổi mang tính tích cực trên là kết quả nghiên cứu của NTK Israel Antoni Briseno Carmona – một sinh viên Mexico và là quán quán của cuộc thi James Dyson Award.

Hệ thống mặt đường với vật liệu mới có nguồn gốc từ lốp xe tái chế kết hợp với nhiều chất phụ gia cho phép chúng tự tái tạo khi tiếp xúc với nước. Carmona đã bắt đầu những nghiên cứu của mình nhằm giải quyết các thiệt hại mà anh bắt gặp trên đường phố.

mặt đường 1

“Những thiệt hại gây ra cho mặt đuờng thường là do nước mưa thẩm thấu vào bên trong, gây ra những suy yếu, sụt lún. Đây là giải pháp sẽ biến tác nhân lớn nhất gây thoái hoá thành liệu pháp chữa lành” – NTK cho biết.

mặt đường 2

Hỗn hợp tự phục hồi được Carmona phát minh.

Thực chất có rất nhiều những vật liệu mang tính tự phục hồi trên thế giới nhưng sử dụng nước làm chất xúc tác thì Carmona lại là người đầu tiên khởi xướng. Carmona đã sử dụng hiệu ứng tạo nên từ bộ bả, hình thành nên từ qúa trình nung nóng cao su của lốp xe và nhiều chất phụ gia khác. Khi tiếp xúc với nước thẩm thấu qua mặt đường, loại bột này tạo ra calcium silicates (canxi silicat) giúp chữa lành các vết nứt.

Hiện Carmona đang lên kế hoạch để hợp chất này có thể được sử dụng rộng rãi ở Mexico. Đây cũng là phát kiến giúp anh chiến thắng giải thưởng James Dyson 2019 – cuộc thi dành cho sinh viên với các hạng mục liên quan đến thiết kế và kỹ thuật.

mặt đường 3

Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tự liệu.


Xem thêm:

N02 Recycle Chair – Ghế nhựa tái chế từ rác thải gia dụng

Tulum Plastic School – Dự án trường học tái chế