Ghế Ermis – Vòng lặp tái chế

Từ những sản phẩm phế thải còn lại sau quá trình nghiên cứu sáng tạo, các NTK đã tổng hợp thành nguồn cung chất liệu mới để sản xuất nên ghế Ermis – một sản phẩm đại diện cho vòng lặp tái chế không giới hạn.

Những chiếc ghế phiên bản giới hạn mang tên Ermis là sản phẩm được studio The New Raw tái chế từ các bản thiết kế lỗi trước đây bằng phương pháp in 3D nguyên khối. Ghế Ermis ra đời từ mong muốn tìm kiếm vòng đời mới cho những vật liệu phế thải từ chính dây chuyền sản xuất nội bộ của studio bằng cách biến chúng thành nhóm đồ vật “không chất thải”.

ghế 6

Ảnh: Michèle Margot.

Các nhà sáng lập của studio cho biết: “Studio New Raw thực hiện rất nhiều nghiên cứu về thiết kế, điều này về bản chất thực sự rất lãng phí. Những thất bại và kinh nghiệm đánh giá là một phần không thể thiếu trong phương pháp vận hành của chúng tôi. Tuy nhiên chúng tôi thường để lại rất nhiều nguyên liệu thừa cần giải quyết hợp lý.”

Ghế Ermis được sản xuất chỉ bằng một vật liệu duy nhất nhằm đảm bảo tính đồng bộ nguyên khối: polypropylene tái chế. Các NTK đã tổng hợp tất cả hợp chất kết dính, nhựa và phụ gia hoàn thiện trong khâu sản xuất để cho ra hỗn hợp cuối cùng, đảm bảo quy trình sản xuất ghế tái chế trở nên dễ dàng, tinh gọn và bền bỉ nhất có thể. Vì sản phẩm được làm từ nhựa tái chế việc so sánh ghế như “một vòng lặp vô hạn của chất thải nhựa” của studio The New Raw là hoàn toàn có cơ sở.

ghế 5

Ảnh: Michèle Margot.

ghế 4

Ảnh: Michèle Margot.

ghế 3

Ảnh: Michèle Margot.

Quá trình sản xuất ghế Ermis bắt đầu bằng việc cắt nhở chất thải nhựa thành các đơn vị có kích thước 3-5 mm. Hỗn hợp sau đó được đưa trực tiếp vào máy in 3D công nghệ mới làm tan chảy vật liệu để tạo ra các sợi nhựa. Cuối cùng sợi sẽ được dùng để tạo thành ghế bằng nhiều lớp. Ngoài việc giảm thiểu chất thải, quy trình này còn mang lại cho thiết kế kết cấu đặc biệt, độ chuyển màu thú vị và có thể thay đổi hình thức tùy theo ý muốn.

ghế 2

Ảnh: Michèle Margot.

ghế 1

Ảnh: Michèle Margot.

“Khi nhựa tái chế đưa vào quá trình in 3D, chúng sẽ biến thành vật liệu khác với đặc tính riêng biệt. Định hướng và tỷ lệ của các đường in 3D sẽ xác định hành vi vật liệu, cung cấp khả năng thẩm mỹ đặc trưng cho nhiều tạo hình sáng tạo.”


Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Michèle Margot.


Xem thêm:

eert Mangwon Cafe – Trầm tích đương đại

The Gathering Place – Đường cong kết nối