Burnt Cork – Vẻ đẹp của gỗ bần cháy

Sau khi chứng kiến thảm họa khủng khiếp từ cháy rừng, NTK người Pháp đã luôn nghĩ về hình ảnh những ngọn lửa và thân gỗ cháy. Nguồn cảm hứng hay nỗi ám ảnh cho BST Burnt Cork dần được hình thành, thông điệp về tự nhiên theo đó cũng được gửi gắm trong từng thiết kế.

Nóe Duchaufour-Lawrance – một NTK người Pháp đã công bố BST nội thất Burnt Cork mới nhất của mình với nguyên liệu chính là gỗ bần. Các sản phẩm bao gồm bàn và ghế được sản xuất thông qua studio Made in Situ có trụ sở tại Bồ Đào Nha. Lawrance cho biết, đây là loại vật liệu tương tự như các tấm ốp cách nhiệt sử dụng trong nhiều công trình nhà cao tầng nhưng có quá trình sản xuất khác biệt.

BST Burnt Cork. Ảnh: Tư liệu.

Ảnh: Tư liệu.

Trong một lần lái xe từ Pháp đến Bồ Đào Nha, NTK đã vô tình chứng kiến thảm họa cháy rừng, nỗi ám ảnh ấy đã thôi thúc anh sử dụng gỗ bần cháy làm thành phần chính – loại nguyên liệu thường bị bỏ đi hoặc xem như sản phẩm lỗi trong quá trình sản xuất công nghiệp. Theo đó Nóe Duchaufour-Lawrance đã tìm hiểu về quy trình chế biến vỏ cây nứa, trộn chúng chung với các phế phẩm, vỏ cây cháy tạo thành thành từng khối.

Ảnh: Tư liệu.

Ảnh: Tư liệu.

“Bằng một cách nào đó, vẻ đẹp của ngọn lửa luôn là điều tuyệt vời. Chúng khiến tôi đặt câu hỏi về sự tương tác của con người với tự nhiên với hai tư cách: một NTK và một người tiêu dùng. Tôi cảm thấy BST này sẽ tái hiện được phần nào suy nghĩ ấy. Tôi muốn người dùng có sự kết nối với vật liệu gỗ bần.” – NTK cho biết.

Cụ thể hơn, BST Burnt Cork có nguồn gốc từ gỗ sồi, một trong những mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Bồ Đào Nha. Trong các vụ cháy rừng, lớp vỏ bên ngoài của loại cây này đóng vai trò bảo vệ phần lõi bên trong, thợ sản xuất chỉ cần cao sạch đi lớp bao này để cây tiếp tục phát triển. NTK đã tận dụng phần nguyên liệu này kết hợp với kỹ thuật truyền thống NF Cork để sản xuất.

Quy trình sản xuất bao gồm quá trình trộn và kết dính các hạt bần với nhau trong khuôn, nấu trong 16 giờ và sấy khô 6 tuần. Khi đã hoàn tất công đoạn xử lý vật liệu, nhà sản xuất sẽ bắt đầu đóng khuôn tạo hình, sản phẩm cuối cùng có kết cấu bền chắc và dễ dàng xử lý theo phom dáng mong muốn.

“Vật liệu này không thấm nước, đàn hồi, chống cháy. Mỗi khu rừng lại cho ra một chất liệu gỗ bần riêng biệt. Chúng không hẳn là một hệ sinh thái tự nhiên nhưng là lại vật liệu lâu đời và rất bền vững.”

Ảnh: Tư liệu.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Nghệ thuật trong công nghệ tái chế

Đèn năng lượng mặt trời từ chất thải tự nhiên