Máy in FOODres.AI: Sáng tạo vật dụng từ dư phẩm hữu cơ

Chiếc máy in 3D FOODres.AI giúp biến thực phẩm dư thừa trở thành đồ vật hữu ích trong đời sống, đem lại niềm vui và sự thuận tiện cho lối sống xanh.

Ngày nay, việc giảm thiểu tác động đến môi trường nhờ vào các nỗ lực phát triển bền vững và ứng dụng công nghệ xanh dần trở thành xu thế trong lĩnh vực thiết kế. Bắt kịp xu hướng ấy, hai cựu sinh viên của Viện Công nghệ Massachusetts MIT Biru Cao và Yiqing Wang đã thiết kế chiếc máy in 3D FOODres.AI với khả năng tái chế thực phẩm dư thừa hoặc rác thải hữu cơ thành đa dạng các vật dụng hữu ích. 

in 3d FOODres.AI rac thai thuc pham MIT Biru Cao Yiqing Wang tai che huu co

Các đồ vật với đa dạng kiểu dáng và công năng được in 3D thông qua quá trình xử lý thực phẩm hữu cơ sinh hoạt.

FOODres.AI rac thai thuc pham MIT Biru Cao Yiqing Wang tai che huu co

Máy được thiết kế nhỏ gọn giúp thiết bị dễ dàng được lắp đặt và sử dụng trong hộ gia đình, cơ sở giáo dục hoặc các xưởng quy mô nhỏ.

Máy in FOODres.Ai được tích hợp bộ nhận diện vật thể tiên tiến để phân chia các loại thực phẩm và đánh giá khả năng in của chúng. Được trang bị một mô-đun xử lý vật liệu, các phụ gia tự nhiên được gia giảm để tạo thành hỗn hợp nhựa sinh học, thông qua cơ chế gia nhiệt và trộn tích hợp trong máy. Chỉ với vài thao tác cơ bản cùng quy trình đơn giản, người dùng chỉ cần bỏ vào lượng thực phẩm nhất định, sau đó tuỳ chọn mẫu sản phẩm mà mình mong muốn. Máy sẽ tiến hành phân tích, xử lý và in ra các thiết kế như lót ly, hộp đựng, hoặc các món trang trí khác nhau. Hệ thống của máy khuyến khích sự thử nghiệm, tự sản xuất theo mô-đun và thúc đẩy thay đổi hành vi thông qua việc tương tác trực tiếp với quy trình chuyển hóa rác thải hữu cơ.

in 3d FOODres.AI rac thai thuc pham MIT Biru Cao Yiqing Wang

Cấu tạo bên trong thiết bị với các công nghệ tiên tiến giúp xử lý rác thải thành hỗn hợp in sinh học và kết cấu thành sản phẩm với kỹ thuật Additive Manufacturing (hay AM là một kiểu in 3D thông dụng bằng cách đắp từng tầng vật liệu lên nhau cho đến khi hoàn chỉnh).

Dự án khởi động thông qua quá trình nghiên cứu được hỗ trợ bởi chương trình đổi mới xã hội MIT IDEAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực trạng báo động tại Hoa Kỳ, khi có từ 40 đến 50% lượng thực phẩm sinh hoạt bị lãng phí, gây tích đọng và ảnh hưởng đến quy trình xử lý rác thải. Từ đó, ý tưởng thiết kế nên máy in 3D FOODses.AI được ra đời với mong muốn can thiệp và giảm thiểu một lượng rác thải nhất định trước khi được đưa đến các khu xử lý. Nhờ cách tái chế hữu cơ độc đáo, thiết kế được kỳ vọng sẽ trở thành hoạt động sáng tạo đầy hấp dẫn, giúp thúc đẩy lối sống xanh của người tiêu dùng.

FOODres.AI rac thai thuc pham MIT Biru Cao Yiqing Wang tai che huu co

Quy trình tối giản giúp người dùng tiếp cận với sản phẩm dù chưa có chuyên môn trong lĩnh vực in 3D.

Để quá trình sử dụng dễ dàng hơn, máy được phát triển một ứng dụng di động hỗ trợ quá trình vận hành của hệ thống. Chương trình được tích hợp khả năng nhận diện riêng biệt, có thể xác định các loại rác thực phẩm thông qua camera điện thoại. Dựa vào đó, ứng dụng sẽ gợi ý các công thức in phù hợp với đặc tính vật lý của rác. Ngoài ra, ứng dụng cũng cung cấp một thư viện với nhiều mẫu thiết kế để in, đồng thời cho phép họ tải lên các mẫu mà mình mong muốn với các tùy chỉnh nâng cao như màu sắc, kết cấu bề mặt. Nhờ vào sự hỗ trợ của AI, các bản in được hoàn thiện về cấu trúc, phom dáng, đáp ứng những yêu cầu mà người dùng mong muốn, giúp các vật dụng mang tính cá nhân hoá và khả năng ứng dụng cao.

in 3d FOODres.AI rac thai thuc pham MIT Biru Cao Yiqing Wang

Giao diện người dùng được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng và gần như không yêu cầu kinh nghiệm trước đó với công nghệ in 3D.

FOODres.AI rac thai thuc pham MIT Biru Cao Yiqing Wang

Các hỗ trợ tùy chỉnh nâng cao về màu sắc, chất liệu, kiểu dáng giúp thành phẩm đạt được chất lượng ưng ý. Tính linh hoạt này khiến cho FOODres.AI dễ tiếp cận với mọi người.

Sản phẩm là nỗ lực của hai nhà thiết kế nhằm tạo điều kiện để cộng đồng dễ dàng tiếp cận và tham gia vào lối sống thân thiện với môi trường. Vượt ra khỏi cách tiếp cận phương pháp bền vững thông thường, biến quá trình tái chế thành một hoạt động thú vị và giảm thiểu lượng rác thải hữu cơ dư thừa trong đời sống hằng ngày. Dự án đã dành được nhiều sự quan tâm trong cộng đồng sáng tạo quốc tế với giải Platinum từ A’Design Award (2025) ở hạng mục Social Design và được công nhận tại iF Design Award (2025).

Thực hiện: Quychibeo | Ảnh: Biru Cao, Yiqing Yang


Xem thêm: 

In 3D và công cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp kiến trúc

Giải pháp thiết kế và chất liệu mới trong nội thất từ rác thải nhựa in 3D  

BST đèn in 3D làm từ vật liệu ngô