Theo chiều dài lịch sử kiến trúc, đá tự nhiên luôn là nguồn vật liệu xây dựng quen thuộc gắn liền với sự hình thành của các xu hướng thiết kế kiến trúc qua nhiều giai đoạn phát triển tại Tây Âu nói riêng và Châu Âu nói chung. Tầm quan trọng của đá tự nhiên đã được chứng thực qua nhiều công trình thế kỷ vẫn còn tồn tại đến nay từ Nhà thờ Đức Bà Pari tới cung điện Buckingham cho đến quảng trường lịch sử Piazza Navona, Ý. Mọi công trình lưu dấu lịch sử đô thị Tây Âu không thể thiếu những viên đá bền vững tạo lên nền móng kiến trúc vững vàng cho sự phát triển xã hội.
Qua bàn tay của nghệ nhân và công nghệ chế tạo tiên tiến, những viên gạch dày 20mm đã có thể thay thế được đá tự nhiên là bước tiến cực kỳ quan trọng trong ứng dụng thi công công trình quy mô lớn theo phong cách Tây Âu. Nhưng để hiểu hơn về mối liên quan của gạch dày 20mm với kiến trúc hiện đại Châu Âu ngày nay, chúng ta phải quay ngược thời gian để tìm hiểu về các phong cách kiến trúc ứng dụng đá tự nhiên đã được phát triển trong lịch sử Châu Âu tạo nên nền móng kiến trúc hiện đại ngày nay.
Classical
Classical – Hay còn gọi là phong cách kiến trúc Cổ Điển khởi nguồn từ các thiết kế công trình Hy Lạp và La Mã cổ đại. Có thể xem phong cách Cổ Điển là tiền đề định hình cho nhiều hình thái phát triển thẩm mỹ trong kiến trúc khắp Tây Âu, thậm chí là trên toàn thế giới. Có thể nói, đây là phong cách kiến trúc đầu tiên và lâu đời nhất, đánh dấu mốc phát triển xã hội đô thị của khu vực Tây Âu và Châu Âu.
Kiến trúc Cổ Điển tập trung vào những nguyên tắc chuẩn mực, sự đối xứng và quy chiếu mọi yếu tố xây dựng dựa theo toán học. Có thể chia Cổ Điển ra thành 3 thời kỳ chính: 700 – 323 TCN, 323 – 146 TCN và 44 TCN – 476 SCN.
Baroque
Đầu những năm 1600 – Phong cách Baroque được xem như là hướng đi rẽ nhánh của Phục Hưng. Baroque đặc trưng bởi những hình dáng chạm khắc, trang trí phức tạp, xa hoa, sang trọng và đầy tương phản.
Tại Italy, phong cách Baroque hầu hết dùng trong kiến trúc nhà thờ nhưng ở Pháp, Baroque lại được thêm thắt nhiều yếu tố Classical vào trong thiết kế nhằm cân bằng lại các vượt mức phức tạp trong chi tiết tạo hình. Giới quý tộc Pháp cũng từng sử dụng phong cách này trong Cung điện Versailles. Trải qua một thời gian mở rộng, Baroque dần trở thành phong cách được ưa chuộng trên khắp Tây Âu và thậm chí là cả Châu Âu.
Abbey
Xu hướng thiết kế công trình ngoài trời theo cảm hứng tu viện có thể nói là một hướng đi khá khác biệt so với nhiều phong cách thịnh hành khác tại Tây Âu. Phong cách này sử dụng tính chắc chắn, kín đáo và đơn giản của các khối đá làm cảm hứng chính.
Dễ nhận thấy nhất ở phong cách kiến trúc ngoài trời kiểu tu viện là tông màu xám của đá tự nhiên kết hợp với các hệ cửa vòm. Đỉnh tháp không quá cao, thường được lợp bằng ngói nâu đỏ. Ngoài ra xu hướng này còn có sân vườn lát đá dùng làm nơi kết nối cộng đồng.
Neo-Gothic
Đầu thế kỷ XX, ý tưởng về phong cách Gothic kinh điển đã được áp dụng vào nhiều công trình kiến trúc hiện đại. Nhưng thiết kế Neo-Gothic đầu tiên lại được nhen nhóm tại Vương Quốc Anh vào những năm 1700. Sau gần 300 năm, ý tưởng pha trộn Phục Hưng vào Gothic với tên gọi chính thức là Neo-Gothic mới được đưa vào rộng rãi trong các công trình kiến trúc hiện đại lúc bấy giờ.
Phong cách này lấy cảm hứng phần lớn từ các nhà thờ kiểu Victorian của Anh Quốc kết hợp với hình thái Gothic và nhiều công trình thời Trung Cổ khác. Neo-Gothic có phom dáng vượt trội theo phương thẳng đứng, hình khối mạnh mẽ, cửa sổ mái vòm, các đỉnh tháp nhọn, nhiều tác phẩm chạm khắc tinh xảo và bề mặt ốp lát bằng đá.
Sự giao thoa giữa quá khứ và hiện tại
Trở lại thế kỷ 21, giai đoạn nổi lên của xu hướng kiến trúc bền vững, đô thị hoá hướng tới lối sống tối giản, tinh hoa. Người định hình phong cách kiến trúc nói chung và người thiết kế gạch nói riêng đều mong muốn kiến tạo ra những công trình hiện đại, mang giá trị bền vững. Nằm trong xu hướng kiến trúc đô thị bền vững và tối giản, gạch VIGLACERA PLATINUM 20mm ra đời, kết tinh từ sự tinh hoa thẩm mỹ của vùng đất Ý.
Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại được nhập khẩu từ Châu Âu, gạch PLATINUM 20mm của VIGLACERA mang nhiều ưu điểm với cường độ chịu lực 1,000 kg/viên (cao gấp 5 lần so với gạch porcelain thông thường) và độ bền uốn đạt 136,6 kg, độ giãn nở vì nhiệt hoàn toàn ổn định nhờ quá trình nung 1,215 độ C trong thời gian dài. Yếu tố này cho phép gạch có thể ứng dụng trong những công trình quy mô lớn như biệt thự, trung tâm thương mại hay thậm chí là resort nghỉ dưỡng.
Ngoài ra với độ thấm nước < 0,1% bề mặt chống trơn trượt, chống rêu mốc và thậm chí là chống lại sự ăn mòn của axít, muối biển và các chất hoá học, VIGLACERA PLATINUM 20mm còn phù hợp với không gian ẩm ướt như bể bơi. Từ đó cho thấy, việc thiết kế công trình ngoài trời theo phong cách Tây Âu giờ đây có thể thoải mái, tự do hơn. Không còn những bó buộc hạn chế về ý tưởng cũng đồng nghĩa với tính chuẩn mực của phong cách được đảm bảo.
Việc lấy cảm hứng từ các phong cách tiêu biểu của nền nghệ thuật hưng thịnh Tây Âu đã mang lại dòng gạch dày 20mm vô cùng linh hoạt trong việc triển khai thiết kế. Vì vậy mà nền tảng kiến trúc cổ điển đã trở thành bệ phóng mạnh mẽ cho sự bùng nổ của giải pháp gạch dày 20mm trên thị trường hiện đại ở Việt Nam. Những mối liên kết mơ hồ giữa quá khứ và tương lai nay được sáng tỏ thông qua dòng sản phẩm tân tiến, hứa hẹn nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả cho thị trường xây dựng cao cấp.
Tìm hiểu thêm về gạch VIGLACERA PLATINUM 20mm tại: http://platinum20mm.viglaceratiles.vn/
Xem thêm: