9 dự án nổi bật từ Trường Mỹ thuật và Thiết kế Lucerne

Tại Dezeen School Shows, một thiết kế bập bênh biến những trụ chắn đường phố trở thành không gian vui chơi công cộng, và đồ nội thất làm từ gỗ bỏ đi được đưa vào triển lãm trường học mới nhất của Dezeen, tất cả được thiết kế bởi các sinh viên tại Trường Mỹ thuật và Thiết kế Lucerne.

Trong các dự án từ Lucerne còn có một tủ sách module  được thiết kế để đồng hành với trẻ em khi chúng trưởng thành, và một công cụ dù lượn được tạo ra để bảo vệ phi công khỏi những rủi ro liên quan đến việc hư hỏng dây. Hãy cùng điểm qua 9 thiết kế nổi bật thuộc khuôn khổ chương trình Dezeen School Shows từ Trường Mỹ thuật và Thiết kế Lucerne.

1. Grab – Grip – Grasp (Cầm – Nắm – Giữ) thiết kế bởi Nadja Bolliger

Lucerne Art and Design 1

Tay được xem là công cụ quan trọng nhất của một con người và chủ yếu được sử dụng một cách vô thức trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi chúng không còn khả năng hoạt động như bình thường?

Với Grab – Grip – Grasp, Bolliger khám phá hình thức mới của một ấm trà và thử nghiệm trên hình dạng của tay cầm, vòi và nắp. Hệ thống cầm, rót và làm sạch ấm trà bền vững được tạo ra bằng cách sử dụng phương pháp trị liệu nghề nghiệp để tránh làm mỏi tay, đặc biệt là đối với những người có bệnh ở tay. Đối tượng sử dụng đều là những người lớn tuổi và cả những người có bàn tay khỏe mạnh, cũng như những người có ý định tìm kiếm một thiết kế ấm trà với cách cầm nắm khác biệt.

“Ấm trà phổ thông này được thiết kế để làm cho việc uống trà trở nên thú vị, dành cho tất cả mọi người bất kể tay của họ đang bị những trở ngại trong cử động nào”

2. Bollard Rage (Trụ chắn “nổi dậy”) thiết kế bởi Zita Fahrländer

Lucerne Art and Design 2

Các công trình kiến ​​trúc công cộng có thể cản trở việc tiếp cận hoặc khả năng thư giãn tại nơi đó. Mà ở đây là bao gồm cả những trụ chắn, một phần không thể thiếu trong việc xây dựng đường phố của chúng ta. Mặc dù chúng tác động mạnh mẽ đến hành vi của chúng ta trong không gian công cộng, phần lớn chúng vẫn bị bỏ qua. “Giải quyết một vấn đề rất cụ thể trong đô thị, Fahrländer biến những  cột chắn này thành một phần trong không gian chung của chúng ta. Chiếc bập bênh này thể hiện đề xuất phản đối việc tư nhân hóa ngấm ngầm trong không gian công cộng.”

3. Think in the Box thiết kế bởi Giacomo Feurich

Lucerne Art and Design 3

Sách là nguồn tài nguyên quan trọng trong quá trình phát triển của bất kỳ ai. Để lưu giữ nguồn tài nguyên này suốt đời, Feurich đã thiết kế một kệ sách đặc biệt. “Kệ sách này có thể đồng hành cùng người dùng khi họ trưởng thành, khả năng sử dụng lâu dài của thiết kế kể trên là nhờ cấu trúc mô-đun dễ dàng sử dụng và cho phép lắp ráp, tháo rời và vận chuyển các ngăn kệ riêng lẻ.”

4. Elevation thiết kế bởi Daniela Gerner

Lucerne Art and Design 4

Cách chúng ta tạo ra và gìn giữ bầu không khí trong các tòa nhà và phòng kín ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta. Elevation là một máy làm ẩm không khí bằng giấy và đất sét, được phát triển để điều chỉnh độ ẩm của các phòng trong nhà.”Thông qua hiệu ứng mao dẫn, chiếc máy này sẽ hấp thụ nước vĩnh viễn và bốc hơi qua các lỗ li ti của chất liệu. Sử dụng thực vật thúc đẩy quá trình cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa sức khỏe và khí hậu trong phòng.”

5. Tree in Furniture thiết kế bởi Robin Henseler

Lucerne Art and Design 5

Các công ty thương mại sử dụng nguyên liệu bán thành phẩm để sản xuất đồ gỗ. Những nhánh tán, thân cây mọc quá mỏng và quanh co bị loại bỏ trong công cuộc quản lý rừng, trên thực tế vẫn có khả năng cung cấp gỗ có giá trị. Henseler khám phá tiềm năng của vật liệu đúc rời này cho việc chế tác đồ nội thất, đặc biệt là về tính xây dựng và trang trí. Gỗ tự nhiên, không phù hợp với các tiêu chuẩn công nghiệp do thói quen sinh trưởng hữu cơ của chúng, sẽ được xử lý bằng tay và sử dụng các công cụ kỹ thuật số.

“Những thiết kế này là hình mẫu lý tưởng về những gì mà chúng ta có thể làm được với gỗ tự nhiên, về cả giá trị thiết kế lẫn tiềm năng kinh tế.”

6. KleWi thiết kế bởi Nora Kurti

Lucerne Art and Design 6

Mọi người thường biết điều gì sẽ tốt cho họ, nhưng lại không phải lúc nào cũng tuân theo quy tắc. Đặc biệt trong cuộc sống hàng ngày, họ vẫn là sinh vật của những thói quen. Khi họ vội vã ghé qua siêu thị, trong trạng thái mệt mỏi và căng thẳng, họ bỏ qua các lựa chọn thay thế lành mạnh và trở nên phân tâm với những món đã dự định trước, bởi sự đa dạng tuyệt đối của các sản phẩm.

KleWi được thiết kế để cung cấp một số lưu ý nhỏ và giúp thúc đẩy nâng cao nhận thức về mua sắm.”Xe đẩy hàng được thay đổi theo cách tạo ra một môi trường với những quyết định nhằm nâng cao sức khỏe. Theo một cách tiếp cận độc đáo, điều này giúp cho việc thúc đẩy mua sắm có ý thức.”

7. Traces of Time (Dấu vết thời gian) thiết kế bởi Leah Martz

Lucerne Art and Design 7

Làm thế nào để trải nghiệm về thời gian có thể được lưu vết thành một vật thể? Dự án Traces of Time là sự giao thoa giữa nghệ thuật sắp đặt và thiết kế. Sử dụng một trong những cách thức đo thời gian cổ xưa nhất của nhân loại, dự án mô tả thời gian trôi thông qua hình ảnh cây nến đang cháy.

Thời gian ở khắp mọi nơi, không dừng lại cho riêng ai, và mỗi chúng ta đều có mối quan hệ của riêng mình với thời gian. Người xem được mời dành ra một khoảnh khắc để tương tác với thời gian và xem cách thời gian trôi qua, biểu lộ và biến mất.

“Sử dụng cách tiếp cận khái niệm để thiết kế, các đối tượng chính của dự án mờ dần vào trí nhớ và chỉ còn lưu lại dấu vết.”

8. Projekt Multimate (Thiết kế đa năng) bởi Renato Rüfenacht

LucerneSchool 8

Thụy Sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới với những ngọn núi, các môn thể thao ngoài trời và các dụng cụ đa chức năng. Hầu hết mọi hoạt động giải trí đều đi kèm với một dụng cụ phù hợp của riêng mình. Rüfenacht đã lưu tâm đến việc phát triển một dụng cụ đa chức năng mới, dành cho môn dù lượn.

Dụng cụ này được thiết kế để giúp cho người phi công dù lượn có thể thay thế một sợi dây bị lỗi, ngay cả trên sườn núi, để tránh những rủi ro không đáng có như bay với một sợi dây đã sờn. “Sự phát triển liên quan đến việc áp dụng các phương pháp tiếp cận lý thuyết thiết kế hiện tại.”

9. Scentshapes (Hình dạng của mùi hương) thiết kế bởi Cynthia Rütimann

LucerneSchool 9

Mùi hương định hình cuộc sống, chúng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của chúng ta, kích hoạt các xúc cảm khác nhau và hướng sự chú ý của chúng ta. Cách cảm nhận mùi hương ở mỗi người là khác nhau. Với ý tưởng của mình, Rütimann khám phá cách mà chúng ta cảm nhận và những liên tưởng nào mà mùi hương gợi lên trong chúng ta.

Dự án tập trung vào sự tương tác giữa hình thức và mùi hương, cũng như đặt ra câu hỏi mùi hương có ngôn ngữ thiết kế gì. Kết quả là một tập hợp các ấn tượng từ những người và đối tượng được khảo sát, phản ánh cảm giác của chính Rütimann.”

*Chương trình học Dezeen School Shows là sự hợp tác giữa Dezeen và Đại học Khoa học và Mỹ thuật ứng dụng Lucerne.

Nguồn, bài và hình ảnh: dezeen.com


Xem thêm:

Thiết kế cho bản thân ta ở thì tương lai, tại SaloneSatellite

Nhà mái đỏ – “Dự án Kiến trúc của năm” do Dezeen (Anh) bình chọn