Nguyên tắc của Quiet Luxury – một xu hướng nở rộ trong thế giới thời trang vài năm trở lại đây – đã được gói gọn qua câu thành ngữ nổi tiếng: “Money talks, wealth whispers.” (Tạm dịch: Người có của thích khoe, người thượng lưu ưa kín đáo). Khá giống với địa lý xã hội được Truman Capote (nhà văn của tác phẩm Điểm tâm ở Tiffany’s) mô tả, trong đó chính những loại rau “tí hon” được phục vụ trên bàn ăn sẽ phân biệt những người thực sự giàu có với các tầng lớp khác.
Cụm hashtag #quietluxury đã thu hút hơn 100.000 bài đăng trên Instagram, mang lại vô số lợi nhuận cho các thương hiệu như Loro Piana, Brunello Cucinelli, The Row, Hermès và Bottega Veneta. Quiet luxury được mã hóa theo phong cách kín đáo, mang dấu ấn cổ điển, đặc trưng bởi bảng màu trung tính và đặc biệt chú trọng vào chất lượng. Tất cả những yếu tố này đang được truyền từ thế giới thời trang sang ngành thiết kế nội thất. Ví dụ như gia đình West-Kardashian, họ đã diễn giải khái niệm thẩm mỹ này rất rõ trong một bài báo trên Architectural Digest năm 2020 về ngôi nhà ở California của mình. Kim muốn bước vào một không gian mà họ phải thấy thật sự anh bình và yên tĩnh. Màu sắc trung tính phủ từ quần áo, đồ trang điểm, ghế bành, phụ kiện và mọi ngóc ngách trong nhà, tát cả được thực hiện bởi những tên tuổi uy tín như Vincent Van Duysen, Axel Vervoordt, Claudio Silvestrin và Wirtz International.
Trong suốt sự nghiệp 30 năm của mình, Vincent Van Duysen, kiến trúc sư và nhà thiết kế có trụ sở tại Antwerp, đồng thời là giám đốc sáng tạo của Molteni&C từ năm 2016, đã ủng hộ ý tưởng về kiến trúc “trầm lặng” về mặt thị giác, nhằm thúc đẩy và truyền tải sự thoải mái và an lành. Dù “sang trọng” không phải là từ mà Vincent yêu thích, nhưng đó là điều đầu tiên ông muốn làm rõ: “Đối với tôi, một dự án, dù là nội thất hay đồ vật, đều phải tôn trọng các nguyên tắc thiết kế. Tôi luôn nghĩ về những yếu tố giúp tạo nên một không gian kinh điển. Trong đó, ánh sáng, hình thức và vật liệu góp phần nhiều nhất. Chính những cử chỉ, chi tiết hay lựa chọn chất liệu tinh tế mới mang lại cảm giác sang trọng. Tránh những yếu tố thừa gây nhiễu, tôi chọn làm việc chăm chỉ để tìm ra điểm cân bằng giữa tính nguyên bản và dấu ấn cá nhân.”
Trong giao tiếp thời trang, “Quiet Luxury” có thể hiểu là “sự sang trọng thầm lặng”, nghĩa là không nên phô trương sự giàu có. Nhưng trong thế giới thiết kế nội thất, định nghĩa này dường như ít gắn liền với khái niệm địa vị hơn, mà chủ yếu nhấn mạnh các yếu tố cảm xúc. Trên thực tế, Vincent đánh giá cao tầm quan trọng của việc lựa chọn các vật liệu tự nhiên và hữu cơ bởi vì chúng có khả năng mang lại “cảm giác thanh thản và trọn vẹn”, Vincent tin rằng phần quan trọng của cảm xúc trong các tác phẩm của anh muốn truyền tải bắt nguồn từ sự hiện diện của chúng, từ các khía cạnh xúc giác và sự tương tác của các kết cấu.
Đối với Chiara Lelli Mami và Chiara Di Pinto, những người sáng lập của Studiopepe – công ty thiết kế, kiến trúc và định hướng sáng tạo có trụ sở tại Milan, thiên nhiên đóng vai trò quan trọng, vừa là nguồn cảm hứng vừa là tài liệu tham khảo. Họ định nghĩa “Quiet Luxury” không chỉ là sang trọng một cách tinh tế tại những không gian kinh điển, mà còn đặc biệt là một cách tiếp cận, một triết lý sống và một hành trình khám phá lại những thứ trọng yếu. Dưới góc nhìn của họ, khía cạnh tâm lý mang tính quyết định bởi vì nó chính là tư duy sống của mỗi người.
Trong mọi trường hợp, “Quiet Luxury” thực ra không quá mới mẻ. Hệt như các thời điểm khác trong quá khứ, khái niệm này được hình thành từ những bối cảnh không xác định, ví dụ như thời điểm đại dịch ảnh hưởng đến tài chính và nhận thức. So với hệ thống giá trị cơ bản, “Quiet Luxury” là họ hàng xa của chủ nghĩa tối giản – xu hướng cuối cùng của cách thức khiêm tốn. Chủ nghĩa tối giản được hình thành bởi cuộc khủng hoảng tài chính vào những năm 1990 và xu hướng này dần xâm chiếm mọi lĩnh vực thị hiếu, từ quần áo đến nhà cửa. Chủ nghĩa này nổi lên sau những năm 1980 và mang tính chiết trung, giống như “Quiet Luxury” ngày nay – tương phản với hội chứng cuồng logo của người tiêu dùng.
Trong thế giới thiết kế, “Quiet Luxury” đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa tối đa, vốn đang lan rộng và được ưa chuộng trên mạng xã hội. Tác giả và biên tập viên Wim Pawels giải thích: “Điểm khác biệt giữa chủ nghĩa tối giản và “Quiet Luxury” nằm ở cách tiếp cận vật liệu, màu sắc, chi tiết và rộng hơn là cảm giác mang lại. Trong khi “Quiet Luxury” mang sự tối giản và tính tiện dụng thì chủ nghĩa tối đa lại đề cập đến những không gian xa hoa và thoải mái.”
Cách đây không lâu, Vincent Van Duysen đã đồng ý tìm hiểu lại kho lưu trữ của Zara Home và xem lại một số tác phẩm của ông cho thương hiệu. Điều này có thể chứng minh rằng vẫn có thể tạo nên một không gian “Quiet Luxury” ngay khi không cần phải tốn quá nhiều ngân sách. Vấn đề chính không phải ở chỗ món đồ ấy mới hay cũ, mà là cách chúng ta cảm nhận nó theo một chiều hướng mới – đó cũng là điều mà nhà thiết kế Colin King phát hiện ra vào thời điểm đại dịch. Cuốn sách “Arranging Things (Rizzoli)” của ông là tuyển tập các bức ảnh về những bố cục không gian đơn giản và tinh tế, mang theo hơi thở “Quiet Luxury” – dù khái niệm này không hề được đề cập bên trong cuốn sách. Colin viết: “Chúng ta thường cảm thấy mình buộc phải lấp đầy khoảng trống, trong thiết kế cũng vậy. Thật khó để chịu được một bức tường trơn hoặc một bề mặt trống trãi, tuy nhiên sự trống rỗng lại biểu hiện cho tiềm năng và mang vẻ đẹp riêng. Hãy sắp xếp mọi thứ vào đúng vị trí, bạn sẽ nhận ra rằng chúng vừa vặn dường nào.”
Thực hiện: Vân Thảo | Theo: Salone Milano
Xem thêm