Thiết kế bền vững – Những bài học về tương lai xanh trong giảng đường thiết kế

Thế giới đang dần đi theo xu hướng “xanh hóa” các công trình, đưa tính bền vững vào hầu hết các dự án. Thực chất đây là xu hướng xuất hiện do tính bức thiết và được xem như giải pháp toàn cầu trong tương lai.

Môi trường đào tạo thiết kế phong phú và đa dạng

Ở thời điểm 10 năm về trước, ngành thiết kế và kiến trúc – nội thất nói riêng tại Việt Nam không quá phổ biến với số lượng các trường đại học chỉ gói gọn ở một vài tên tuổi nổi trội. Xã hội đã biến chuyển mạnh mẽ hơn bao giờ hết ở thời điểm hiện tại với hàng loạt các trung tâm đào tạo và chuyên ngành thiết kế được mở ra trên khắp cả nước. Tính cạnh tranh là điều tất yếu, nhưng qua đó cũng bộc lộ tiềm năng và yêu cầu cho sự đổi mới về phương pháp và tư duy giáo dục, tạo động lực cho sự phát triển về chất và lượng của cộng đồng thiết kế Việt Nam.

Thiết kế bền vững không chỉ là xu hướng, nó là đích đến của sự phát triển.

Thế giới đang dần đi theo xu hướng “xanh hóa” các công trình, đưa tính bền vững vào hầu hết các dự án. Thực chất đây là xu hướng xuất hiện do tính bức thiết và được xem như giải pháp toàn cầu trong tương lai. Với một vấn đề mang tính toàn cầu hóa như thế thì việc áp dụng khái niệm bền vững vào giáo trình dạy học cho chuyên ngành thiết kế là điều nên được khuyến khích rộng rãi. Là một lĩnh vực, chuyên ngành học đang nở rộ trong vài năm trở lại đây trên thế giới, nhưng khái niệm bền vững với môi trường được đào tạo thiết kế kiến trúc, nội thất tại Việt Nam vẫn chỉ đang trong giai đoạn nhen nhóm.

Đa số sinh viên khi còn đang ở ngưỡng cửa của việc thực hành thiết kế sẽ cảm thấy khá bỡ ngỡ với những yêu cầu và tiêu chuẩn khá khắt khe đề ra để gọi một công trình là thiết kế “xanh”, điều đó đôi khi khiến sinh viên và NTK, KTS trẻ chọn mình ở trong “vùng an toàn” của những cách làm đã có sẵn từ nhiều năm. Cộng với sự phát triển thiếu đồng bộ của những đơn vị cung ứng và thi công khi chia sẻ tầm nhìn và trang bị kĩ thuật để thực hiện công trình xanh, những ứng dụng của công trình xanh, trong mắt nhiều người, đôi khi được xem là khá khó áp dụng trong bối cảnh xây dựng của Việt Nam hiện tại.

xanh 8

Cầu nối giữa môi trường học thuật và thực hành chuyên nghiệp

Tìm cách bắc nhịp cầu nối giữa những băn khoăn và bỡ ngỡ của sinh viên thiết kế và những chuyên gia đã và đang tích cực hoạt động trong lĩnh vực công trình xanh, thiết kế bền vững với môi trường, ELLE Decoration và KOHLER, cùng TW Hội sinh viên Việt Nam đã đồng hành để tổ chức tọa đàm “Thiết kế bền vững: Đối thoại về tương lai xanh”.

Với không gian dành cho hơn 500 sinh viên thiết kế tại thành phố Hồ Chí Minh, cùng sự góp mặt của 4 chuyên gia, KTS từng kinh qua nhiều công trình mang tính bền vững sẽ đi thẳng vào chủ đề cấp thiết: làm sao để bắt đầu khải niệm xanh hóa, ngay từ môi trường giảng dạy. Buổi tọa đàm sẽ mở đầu với sự tham dự của KTS Vũ Linh Quang, người từng tham gia thiết kế cho tòa nhà Landmark 81 theo tiêu chuẩn LEED, chung cư xanh Ehome 5,…

xanh 7

KTS Vũ Linh Quang tham gia thiết kế Landmark 81 theo tiêu chuẩn LEED.

xanh 6

Chung cư xanh Ehome 5 do KTS Vũ Linh Quang thiết kế.

KTS Olivier – nhà sáng lập DE-SO, công ty kiến trúc phát triển chuyên môn trong việc sử dụng vật liệu gỗ và các nguồn vật liệu có nguồn gốc sinh thái, khai thác lĩnh vực văn hóa, di sản, tính đặc trưng lãnh thổ trong dự án.

xanh 5

Quy hoạch huyện Cần Đước do DE-SO thực hiện.

xanh 4

Trung tâm triển lãm quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh do DE-SO thiết kế.

KTS Matteo Belfiore, đồng thời cũng là một nhà nghiên cứu tập trung vào tính bền vững văn hóa, về tính tương tác của nhiều lĩnh vực khác nhau đến thiết kế.

xanh 3

Văn phòng Boltun – công trình được xây dựng theo kết cấu độc đáo, mang tinh thần mới của văn hóa Nhật Bản do KTS Matteo Belfiore thực hiện.

NTK Luigi Campanale, một chuyên gia trong việc tiếp cận các công trình cao cấp mang tính toàn cầu. Tất cả sẽ cùng vẽ nên bức tranh trọn vẹn để khởi đầu xu hướng bền vững cho tương lai giáo dục trong thiết kế tại Việt Nam.

xanh 2

King Resort – Khánh Hòa, Việt Nam – Dự án do Luigi Campanale chịu trách nhiệm.

xanh 1

Luigi Campanale cũng chịu trách nhiệm khôi phục Segretariato – Yagon, công trình lịch sử quan trọng thuộc Birmania.

Bốn diễn giả với các cách tiếp cận thực tế và những ví dụ sinh động, sẽ cùng nhau vẽ nên bức tranh toàn cảnh về những phương pháp ứng dụng thiết kế bền vững với môi trường ngay từ những công trình quy mô nhỏ, đến những dự án có độ phức tạp cao, truyền cảm hứng về tương lai xanh, với trách nhiệm nằm ngay trong tay những nhà hoạch định và kiến tạo trẻ – các sinh viên thiết kế.


Xem thêm:

Space10 và mô hình quy hoạch “sạch”

Edward Burtynsky, sự kiện Earth Day và bộ hình gây “ám ảnh”