Dinh thự Đông Ngạc: Truyền thống Việt qua con mắt của kiến trúc sư Ý

Tồn tại hàng trăm năm và chứng kiến bao biến cố lịch sử, một biệt thự thự cổ ở làng Đông Ngạc đã được cải tạo và phục hồi bởi đội ngũ kiến trúc sư Ý, mang đến vẻ đẹp giao hòa cuốn hút giữa giá trị văn hóa truyền thống với ngôn ngữ thiết kế hiện đại.

Trong con hẻm nhỏ tại Đông Ngạc – ngôi làng vẫn còn giữ được vẻ đẹp kiến trúc cổ xưa giữa lòng thủ đô Hà Nội, văn phòng kiến trúc Ý Locatelli Partners đã cải tạo lại một dinh thự cổ, cố gắng gìn giữ dấu ấn thời gian nhưng vẫn đưa được các yếu tố thiết kế đương đại vào từng ngóc ngách.

dinh thu co cai tao phuc hoi cong vom

Cổng vào ngôi nhà vẫn giữ được dấu tích đã tồn tại nhiều thế hệ. Ảnh: Michael Stambury

Dinh thự nằm sâu trong một ngõ nhỏ, có phần tách biệt với ngôi làng lịch sử ở phía Bắc Hà Nội. Được xây dựng với mặt bằng hình chữ U truyền thống, các dãy nhà sinh hoạt phát triển bao quanh 3 phía của sân trung tâm, phía còn lại là một cổng vòm. Cấu trúc này gợi nhớ đến những ngôi nhà truyền thống hutong của Trung Quốc, thường dành cho những gia đình có hai đến ba thế hệ ở cùng nhau. 

san trung tam tuong co cong vom

Ảnh: Michael Stambury

Khoảng sân trung tâm được đặt bộ bàn ghế bằng đá cẩm thạch có tên CAI BAN – một phiên bản độc đáo của những chiếc bàn nhựa được tìm thấy tại các quán ăn bình dân ở khắp Việt Nam do kiến trúc sư Massimiliano Locatelli thiết kế. Trong sân còn trồng nhiều cây to và cây cảnh đặt trên các bệ điêu khắc để trung hòa nhiệt độ không khí, thích hợp cho gia chủ dùng làm nơi gặp gỡ và đón tiếp khách khứa. Bậc tam cấp tại lối vào được phủ thêm một lớp đất nung đen – loại vật liệu can thiệp hiện đại, mang đến sự tương phản độc đáo với các bề mặt ban đầu. 

da cam thach ban ghe ban nhua cai ban Massimiliano Locatelli

Ảnh: Michael Stambury

Không gian nội thất của dinh thự là một cuộc đối thoại tinh tế giữa quá khứ và tương lai với sự kết hợp của những món đồ do văn phòng kiến trúc thiết kế riêng và bộ sưu tập gốm sứ Việt Nam quý hiếm thuộc thế kỷ 18 và 19 của gia chủ. Các khu vực đáng chú ý là: nhà bếp và phòng tắm. Tường bếp được ốp bằng gạch khảm đất nung, lấy cảm hứng từ tác phẩm Opus Incertum mô phỏng họa tiết trang trí trên những chiếc bình sứ cổ.

khong gian noi that dinh thu co

Ảnh: Michael Stambury

co dien binh su cua go ghe may

Ảnh: Michael Stambury

phong bep dinh thu tranh kham bep kim loai

Tường trang trí họa tiết cổ nhưng đảo bếp được làm bằng kim loại hiện đại, sáng bóng, mang đến sự giao thoa thời đại vô cùng độc đáo. Ảnh: Michael Stambury

Tại tầng trệt, phòng tắm được ốp gạch đất nung mạ bạch kim họa tiết lá chuối cách điệu, phản chiếu hình ảnh của những hàng cây quen thuộc với vùng quê Việt Nam. Đặc biệt, loại gạch này được chế tác riêng cho dự án bởi các nghệ nhân lành nghề Bát Tràng. Mặt khác, một con rồng bằng đất nung đã tô điểm bức tường lớn của phòng tắm ở sân thượng, tạo phông nền cho chiếc bồn được chạm khắc từ một tảng đá lớn màu đen với những đường khối sáng bạc. Rồng là con vật đứng đầu tứ linh (long – lân – quy – phụng), biểu tượng của năng lượng âm dương, đại diện cho sự sống, tồn tại và phát triển. Khi sử dụng họa tiết rồng với tư thế uy nghi mà uyển chuyển để trang trí, dinh thự đạt được trạng thái cân bằng, thu hút nhiều may mắn, thịnh vượng, cuộc sống của các thành viên trong gia đình cũng “mưa thuận, gió hòa”.

phong tam op gach dat nung bach kim la chuoi

Ảnh: Michael Stambury

phong tam san thuong dinh thu hoa tiet rong

Ảnh: Michael Stambury

hoa tiet rong uon luon bon tam duc bang da nguyen khoi

Ảnh: Michael Stambury

phong ngu dinh thu co giuong co cot giuong cham khac

Phòng ngủ đặt những chiếc giường cổ, có bốn cột giường được chạm khắc tỉ mỉ. Ảnh: Michael Stambury

Thực hiện: Thùy Như


Xem thêm: 

Vẻ đẹp của tinh thông

Cabinet of Curiosity

Đối thoại xưa & nay