Công trình đặt giữa mảng xanh

Loại hình công trình đặt giữa thiên nhiên tuy không phải là hạng mục mới lạ nhưng chưa bao giờ trở nên lỗi thời, ngược lại, chúng vẫn luôn mang đến nguồn cảm hứng lớn lao len lỏi qua từng mảng xanh.

Mato – Phòng trưng bày không mặt phẳng

Phòng trưng bày nghệ thuật Mato tuy chỉ vỏn vẹn 48 mét vuông nhưng vẫn đủ sức tạo nên ấn tượng nhờ phom dáng thiết kế mang hình thức hữu cơ cùng với bối cảnh thiên nhiên ôm trọn công trình. Được thiết kế dựa trên nguồn cảm hứng từ các tác phẩm điêu khắc nghệ thuật của Paulo Neves, phòng trưng bày không hề sở hữu bất kỳ mặt phẳng nào theo thông lệ thường thấy mà lại có đôi chút gồ ghề, phóng khoáng để hòa lẫn cùng thảm thực vật xung quanh.

Ảnh: FFC Arquitectura.


Second Home – Công trình len lỏi giữa mảng xanh

Second Home Hollywood (hay còn được gọi là Holla) là địa điểm đầu tiên thuộc chuỗi văn phòng Second Home xuất hiện tại Los Angeles, Hoa Kỳ. Công trình được KTS thiết kế miêu tả là một bộ sưu tập bao gồm nhiều công thức và thành phần của ly cocktail California. Dự án bao gồm hai thành phần: một toà nhà cũ thiết kế từ năm 1964 bởi KTS Paul Williams – được bảo toàn trọn vẹn và tái sử dụng như khuôn viên ngoài trời; toà nhà thứ hai lại bắt buộc phải dỡ bỏ và thay thế bằng khu vườn chứa 60 khối văn phòng cũng như các không gian chức năng.

Ảnh: Iwan Baan, Selgascano.


Cadogan – Công trình cafe xoắn ốc thành London

Toạ lạc giữa quảng trường Duke of York, bên cạnh phòng trưng bày Saatchi Gallery tại Chelsea, London, Cadogan là một quán cafe với cấu trúc hình xoắn ốc được thiết kế bởi NEX studio. Công trình sở hữu nhiều hệ cửa sổ cong cỏ khả năng linh động thay đổi tuỳ vào tình hình thời tiết. Chúng có thể tự thu gọn bên dưới lòng đất, cho phép khu vực sử dụng tràn ra khuôn viên quảng trường bên ngoài, tạo nên mối giao tiếp nhẹ nhàng giữa công trình và bối cảnh xung quanh.

công trình 3

Ảnh: James Brittain.


Prism House – Nhà gỗ giữa núi rừng

Ngôi nhà gỗ tại khu vực núi lửa Llaima thực chất là cụm cấu trúc bao gồm 2 khối công trình được nối với nhau thông qua khoảng sân giữa thoáng đãng. Mọi thành tố thiết kế đều xoay quanh những mảnh ghép này, từ đó tăng tối đa trải nghiệm với thiên nhiên núi rừng. Với vị trí đồi núi hiểm trở, địa hình dốc, công trình đã phải tham khảo nhiều từ nhà gỗ tương tự của KTS người Nhật Kazuo Shinohara năm 1974.

công trình 2

Ảnh: Fabricio Mora.


Spice Garden – Khu nhà ăn ngập tràn cây lá

Nằm bên trong khách sạn Babylonstoren tại Cape Winelands, Nam Phi, không gian dùng bữa được bao phủ bởi cây xanh được thiết kế bởi Malherbe Rust Architects mang lại cho du khách trải nghiệm thanh khiết ăn uống giữa nhà vườn. Nhà ăn là khu vực mới được bổ sung vào các hạng mục dịch vụ của khách sạn.

công trình 1

Ảnh: Babylonstoren Hotel.


Xem thêm:

5 quán bar không thể bỏ qua trên thế giới

Những công trình pop-up thú vị