Đền Shinagawa với thiết kế mái cong đương đại

Studio kiến trúc Nhật Bản Abanba đã hoàn thành một ngôi đền ở Shinagawa, Tokyo, với mái cong nhẹ che chắn lối vào bằng kính và phản chiếu ánh sáng ban ngày vào giếng trời cao gấp ba phần cửa kính.

Shinagawa Temple 1

Studio của kiến ​​trúc sư Toshihiro Bamba, Abanba được giao thiết kế tòa nhà mới thay thế cho ngôi đền Shinagawa hiện tại đã xuống cấp, và khối kiến trúc này cần được di dời do việc mở rộng một con đường liền kề.

Shinagawa Temple 2

Abanba là đơn vị thiết kế được đặt hàng tạo nên ngôi đền chi hội Shinagawa mới ở Tokyo.

Tòa nhà Shinagawa Branch Temple có mái che bằng kim loại cao vút đánh dấu vị trí của lối vào trên một quảng trường chung nhỏ.

Shinagawa Temple 3

Bên trong tòa nhà có một giếng trời cao gấp ba lần chiều cao lối vào.

Ngôi đền Nhật Bản nằm trong một khu dân cư đông đúc ở thành phố Shinagawa, nơi dành các không gian chung làm địa điểm cầu nguyện và các sinh hoạt cộng đồng, phù hợp với giáo lý của đạo Tenriko. Tòa nhà vốn dĩ nằm trong một địa danh nổi tiếng và được yêu mến, vì vậy khả năng bảo tồn và di dời đền Shinagawa đã được cân nhắc đầu tiên khi thực hiện dự án. Tuy nhiên, do tình trạng của tòa nhà cũ, chi phí tháo dỡ và tái tạo cao, nên hội đồng công trình đã đi đến quyết định xây dựng một tòa nhà thay thế cùng một số tính năng và đặc điểm ban đầu của ngôi đền.

Shinagawa Temple 4

Tòa nhà thay thế một ngôi đền hiện có trong khu vực.

“Ngôi đền ban đầu được sử dụng làm nơi cầu nguyện trong thành phố, cho người lớn đến ghé qua trước khi làm việc hoặc trong giờ nghỉ trưa để cầu nguyện, và cho trẻ em vui chơi”, Kiến trúc sư Bamba giải thích.

Ông nói thêm: “Để thừa hưởng tinh thần đó mang vào ngôi đền mới, chúng tôi hướng đến việc tạo ra một kiến ​​trúc mở ra phố nhưng có không khí như một nơi để cầu nguyện.”

Shinagawa Temple 5

Phòng thờ nằm ở tầng một

Đền của chi hội Shinagawa có  ba tầng liền kề với một ngôi nhà hiện có, thuộc sở hữu của các thầy tu tại đây và được liên kết với phần còn lại của khu phố bằng một sân lát gạch.Mái cong lớn gợi nhớ lại mái dốc đầu hồi của ngôi đền nguyên thủy, đây là đặc điểm chung của các cung điện, đền thờ, gian và các tòa nhà cộng đồng khác  trên khắp Đông Á.

Shinagawa Temple 6

Cửa sổ có thể mở hướng ra giếng trời để làm mát tòa nhà.

Bên dưới mái che, một bức tường bằng kính kết hợp với cặp cửa trượt, mang lại một lối vào trong suốt và dễ chịu dẫn đến giếng trời cao. Ánh sáng ban ngày đi vào qua đèn mái hẹp chiếu sáng bề mặt của trần cong và được phản chiếu vào các không gian lưu thông liền kề trên mỗi tầng.

Vào những tháng mùa hè, có thể mở cửa sổ hướng ra giếng trời để không khí mát mẻ từ tầng trệt đi vào, lưu thông khắp tòa nhà. Phía sau sảnh vào ở tầng trệt là phòng họp nhỏ dùng để ghi và phát các buổi lễ, sự kiện quan trọng diễn ra trong điện thờ.

ShinagawaTemple 7

Bên trong các phòng có sử dụng màn shoji mờ

Bản thân tầng một của ngôi đền có thiết kế truyền thống sao chép các cột và màn shoji mờ từ ngôi đền cũ. Ở tầng trên của Shinagawa Branch Temple là phòng giặt và sân thượng liền kề. Nội thất ở tầng này có thể được cơi nới theo nhu cầu.

ShinagawaTemple 8

Tầng trên có sân thượng liền kề

Các ngôi đền nổi bật khác tại Nhật Bản có thể kể đến là tòa nhà bậc thang Shoraku-Ji mà Toru Kashihara Architects đã tạo ra trong một nghĩa trang ở Tokyo; và thiết kế cải tạo của Satoru Hirota Architects với một ngôi đền Phật giáo từ thời Edo của Nhật Bản.

Nguồn: dezeen.com | Bài: Alyn Griffiths | Hình ảnh: Gen Inoue.


Xem thêm:

Cảm hứng Nhật Bản từ chàng “thợ” bánh Wagashi

Từ không gian tín ngưỡng đến đời sống tinh thần