Lacaton & Vassal – Vinh danh Pritzker 2021

Giải thưởng Pritzker Architecture Prize năm 2021 – danh hiệu cao quý nhất của ngành kiến trúc – đã được trao cho Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal (hai nhà đồng sáng lập Lacaton & Vassal), bộ đôi người Pháp nổi tiếng với nhiều dự án nhà ở bền vững, luôn ưu tiên lợi ích cho con người và hỗ trợ phát triển thành phố.

Được công bố bởi Tom Pritzker, chủ tịch quỹ Hyatt, Anne Lacaton (1955, Saint-Pardoux, Pháp) và Jean-Philippe Vassal (1954, Casablance, Morocco) thuộc Lacaton & Vassal đã trở thành cái tên được vinh danh lần thứ 49 và 50 của Pritzker Architecture Prize vì những cống hiến trong kiến trúc.Đồng thời, Lacaton cũng trở thành nữ KTS người Pháp đầu tiên tiếp nhận Pritzker Architecture Prize.

Được vinh danh vì cách tiếp cận mang hy vọng cải thiện cuộc sống của nhiều người, đồng thời xem xét lại định nghĩa của chính lĩnh vực kiến trúc, bộ đôi KTS đã tạo ra nhiều biện pháp nhằm “đáp ứng các tình huống khẩn cấp về khí hậu, sinh thái, xã hội và đặc biệt là hạng mục nhà ở đô thị. Anne Lacation và Jean-Philippe Vassal đều tin tưởng vào quan điểm bền vững “không bao giờ phá bỏ”, tận dụng cơ hội để nâng cấp và cải tạo, đồng thời duy trì tính chất lâu bền của một tòa nhà.

Lacaton & Vassal 1

“KIẾN TRÚC TỐT LUÔN MỞ – MỞ CHO CUỘC SỐNG, MỞ ĐỂ PHÁT TRIỂN TỰ DO, NƠI MỌI NGƯỜI CÓ THỂ LÀM MỌI THỨ. CHÚNG KHÔNG NÊN MANG TÍNH HÌNH THỨC HAY ÁP ĐẶT, CHÚNG PHẢI MANG THEO ĐIỀU GÌ ĐÓ QUEN THUỘC, HỮU ÍCH VÀ ĐẸP ĐẼ, ĐỂ CUỘC SỐNG ÂM THẦM DIỄN RA BÊN TRONG ẤY”

– Anne Lacation –

Anne Lacaton và Jean-Philippe Vassal gặp nhau vào cuối những năm 1970 tại École Nationale Supérieure d’Achitecture et de Paysage de Bordeaux, cả hai đã cùng thực hiện dự án chung tay đầu tiên ở Niamey, Niger – một túp lều tạm bằng rơm, xây dựng từ những cành cây bụi từ địa phương với khả năng chịu gió trong hai năm. Khi ấy họ bắt đầu định hình triết lý “không phá hủy, mở rộng bằng giải pháp bổ sung, tôn trọng tính đơn giản sang trọng và đề xuất nhiều khả năng mới”. Năm 1987, họ thành lập Lacaton & Vassal tại Paris, tập trung vào không gian rộng mở và tính tự do trong vận hành thông qua vật liệu sinh thái, kinh tế. Cho đến nay, họ đã hoàn thành hơn 30 dự án trên khắp Châu Âu và Tây Phi, từ các tổ chức văn hóa, học thuật cho đến không gian công cộng, nhà ở xã hội, phát triển đô thị.

Lacaton & Vassal 2

FRAC Dunkerque. Ảnh: Laurian Ghinitoiu.

Lacaton & Vassal 3

Palais de Tokyo. Ảnh: Philipper Ruault.

LACATON & VASSAL LUÔN TẾ NHỊ VÀ TÁO BẠO CÁCH TINH TẾ, CÂN BẰNG GIỮA CÁCH TIẾP CẬN ĐẦY SỰ TÔN TRỌNG NHƯNG TRỰC QUAN VỚI CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG” –

– Alejandro Aravena, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Pritzker Architecture Prize –

Với sáng tạo nâng tầm không gian sống bằng giải pháp “không tốn kém”, ứng dụng ban đầu của bộ đôi Lacaton & Vassal là Latapie House năm 1993 (Floirac, Pháp) trước khi phát triển nhiều quy mô khác lớn hơn; cải tạo La Tour Bois le Prêtre năm 2011 (Paris, Pháp); một dự án nhà ở 17 tầng, 96 hộ dân xây những năm 1960; Frédéric Druot. Họ từng từ chối kế hoạch của thành phố về việc dỡ bỏ nhà ở xã hội, thay vào đó dỡ bỏ mặt tiền bê tông ban đầu và mở rộng diện tích công trình, tạo thành các ban công sinh học. Kế hoạch này mang đến hình ảnh tái tạo ấn tượng cho nhiều khu nhà ở xã hội. Năm 2017, họ đã cùng cải tạo 530 căn hộ trong tòa nhà tại Grand Parc, Bordeaux, Pháp dựa trên kiến trúc của Christophe Hutin, Frédéric Druot.

Lacaton & Vassal 4

House in Bordeaux. Ảnh: Philippe Ruault.

Lacaton & Vassal 5

Latapie House. Ảnh: Philippe Ruault.

PLUS: Large Scale Housing – An Exceptional Case. Ảnh: Philippe Ruault.

Thiết kế của bộ đôi KTS phản ánh tinh thần dân chủ trong kiến trúc. Thông qua ý tưởng, cách tiếp cận với dự án, họ đã chứng minh một cam kết về triết lý phục hồi kiến trúc, đồng thời đáp ứng công nghệ, sáng tạo, sinh thái tương lai. Họ không những mang đến định hướng làm mới di sản của chủ nghĩa hiện đại mà còn đề xuất định nghĩa điều chỉnh chuyên môn. Những hy vọng, ước mơ nhằm cải thiện cuộc sống, hồi sinh giá trị xã hội trước bối cảnh khí hậu của thời đại. Họ thực hiện điều này thông qua trực giác mạnh mẽ về không gian, vật liệu, hình thức và thậm chí là cả đạo đức nghề nghiệp. Thẩm mỹ mà vẫn đậm tính công năng, họ từ chối mọi sự đối lập giữa chất lượng kiến trúc với trách nhiệm môi trường, dựng xây một xã hội tốt đẹp cho mai sau.

Với họ, kiến trúc không chỉ là các tòa nhà, vấn đề hay giải pháp mà còn là việc rèn luyện trách nhiệm. Đôi khi con đường ấy đơn độc nhưng tất cả sẽ minh chứng rằng khía cạnh tốt nhất của kiến trúc luôn ẩn chứa tính khiêm tốn, chu đáo và tôn trọng. Kiến trúc tác động lớn đến cộng đồng, nâng cao nhận thức.


THÀNH TỰU:

– 2006: Schelling Architecture Award.

– 2008: Grand Prix National d’Architecture.

– 2009: International Fellowship từ Royal Institute of British Architects.

– 2011: Daylight & Building Components Award, Villum Foundation, and Velux Foundation.

– 2014: Rolf Schock Prize, Visual Arts.

– 2016: Heinrich Tessenow Medal.

– 2016: Académie d’Architecture, Gold Medal.

– 2016: Giải Thành tự Trọn đời với công trình Trienal de Lisboa.

– 2018: Architecture, Cité de l’Architecture & du Patrimoine cùng với Druot.

– 2019: Fundació Mies van der Rohe, European Union Prize về Kiến trúc Đương đại cùng với Frédéric Druot Architecture & Christophe Hutin Architecture cho dự án cải tạo 530 Ngôi nhà tại Grand Parc, Bordeaux.


Bài: Đức Nguyên | Theo: Archdaily | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Anupama Kundoo – Tư duy kiến trúc nhân văn

Kazuyo Sejima – Nữ KTS phá vỡ mọi khuôn mẫu