KTS Buckminister Fuller và định hướng tương lai trong quá khứ

Dymaxion House là một công trình nhà ở tương lai được thiết kế bởi KTS kiêm nhà triết học R. Buckminister Fuller – người đã bước sang tuổi 118 ở thời điểm hiện tại. Từ Dymaxion là một sự kết hợp giữa sự chuyển động (dynamic), tối đa (maximum) và căng thẳng (tension).

Năm 1920, Buckminister Fuller mong muốn xây dựng một không gian gia đình bền vững, một cỗ máy sống của tương lai. Mặc dù không được xây dựng một cách thực thụ nhưng bản thiết kế Dymaxion House lại thể hiện những cấp tiến đổi mới mang tính ảnh hưởng mạnh mẽ với các loại nhà tiền chế và công trình mang tính bền vững ngày nay. Ngôi nhà không chỉ mẫu mực trong khả năng tự cung tự cấp mà còn có thể sản xuất hàng loạt, dễ dàng đóng gói và vận chuyển đi toàn thế giới. Một thiết kế mang tính cách mạng.

Buckminister Fuller 9

KTS Buckminister Fuller bên dự án Dymaxion.

Ngôi nhà hình lục giác 100 mét vuông sở hữu cấu trúc chống động đất, chống gió bão nhờ hệ cột trung tâm giúp treo dây cáp, từ đó cho phép toàn bộ tường bao không phải chịu lực. Bằng cách quy tất cả tiện ích về khu vực trung tâm và để phần còn lại của ngôi nhà hướng theo dạng mô đun, Buckminister Fuller đã tạo nên một không gian linh hoạt cho người thuê có thể tùy biến theo nhu cầu của họ. Thiết kế cũng cho thấy các tuabin gió trên mái nhà cùng một hệ thống bể chứa lớn để lưu trữ và tái sử dụng nước.

Buckminister Fuller 7

Những phác thảo ban đầu của dự án.

Buckminister Fuller 6

 

Theo Buckminister Fuller giải thích, ngôi nhà được xây dựng từ nhôm để đáp ứng các nhu cầu về chịu lực tốt, trọng lượng thấp và chi phí bảo trì ở mức tối thiểu: “Nguyên tắc Dymaxion là có thể làm được nhiều thứ với trọng lượng, thời gian và thiết bị luôn ở mức tối thiểu, đồng thời cung cấp mức độ hiệu suất chức năng nhất định. Với tốc độ tái chế trung bình cho tất cả kim loại là 22 năm cùng nhiều cải tiến thiết kế, sẽ có ngày càng nhiều người được phục vụ ở tiêu chuẩn cao hơn với vật liệu cũ.”

Buckminister Fuller 5

Buckminister Fuller 4

Dự án Dymaxion đã bị hoãn lại bởi Buckminister Fuller hoãn lại đến năm 1944, khi tình trạng thiếu nhà ở sau chiến tranh thúc giục ông xem xét lại ý tưởng trước đây về việc sản xuất hàng loạt công trình dân cư. Để biến dự án thành hiện thực, Fuller đã ký hợp đồng nghiên cứu 2 năm với thương hiệu công nghiệp máy bay Beech, đơn vị nắm giữ rất nhiều nhôm thu được từ sau Thế Chiến II. Năm 1946, Fuller hoàn thành hai nguyên mẫu Barwise và Danbury, dù sau nay không được sản xuất hàng loạt do một vài bất đồng trong thỏa hiệp.

Buckminister Fuller 3

Năm 1948, William Graham – một nhà đầu tư cũ của dự án đã mua lại và kết hợp hai nguyên mẫu để tạo nên ngôi nhà Wichita House giữa nguyên tinh thần ban đầu của Dymaxion, nhưng hình lục giác đã được chuyển thành dạng hình tròn mềm mại hơn và cách mặt đất một khoảng nhỏ (với Dymaxion là hoàn toàn lơ lửng).

Buckminister Fuller 2

Dự án được mua lại sau này và cải tiến thành dạng hình tròn.

Dự án Dymaxion có lẽ đã thành công nếu phát huy được hết tiềm năng của nó khi cung cấp được giải pháp cho tình trạng thiếu hụt trầm trọng nhà ở sau chiến tranh, đồng thời lại được kết hợp các công nghệ bền vững, dễ lắp ráp, sản xuất hàng loạt. Thật không may, Dymaxion đã không bao giờ có cơ hội đó nhưng nguyên tắc về tính bền vững của Buckminister Fuller đã để lại ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực thiết kế ngày nay.

Buckminister Fuller 1

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Archdaily.


Xem thêm:

Chân dung 7 nữ nhân trong phong trào Bauhaus

KTS Mies van der Rohe – Người đi đầu trong phong trào Bauhaus