Hiroshi Sugimoto – Nhánh rẽ tình cờ đến với kiến trúc

“Tôi bắt đầu các buổi triển lãm của mình trên khắp thế giới, ở các bảo tàng nổi tiếng, hầu hết được thiết kế bởi KTS. Tôi phát hiện ra bản chất của không gian. Tôi muốn thiết kế không gian lý tưởng cho những người nghệ sĩ, không phải cho cái tôi của KTS. Vậy nên tôi bắt đầu tạo dựng không gian của riêng mình – studio của tôi và bây giờ là cơ sở nghệ thuật Odawara. Dù chưa bao giờ có ý định trở thành một KTS, tôi phát hiện ra rằng mình thuộc về nghề kiến trúc.” – Hiroshi Sugimoto

Hiroshi Sugimoto sinh năm 1948 tại Tokyo, Nhật Bản. Ông là một nhiếp ảnh gia kiêm KTS. Nhiếp ảnh đến với ông như một cuộc gặp ngẫu nhiên khi ông được cha mình tặng chiếc máy ảnh Mamiya 6 lúc 12 tuổi. Rung động trước hình ảnh, môi trường thiên nhiên hay quá trình khám khá góc nhìn mới đã giúp Hiroshi Sugimoto nhận ra sự hứng thú trong việc tạo khoảng cách giữa người thường thức với môi trường sống, từ đó thay đổi góc nhìn qua từng tác phẩm.

Sugimoto nhận bằng cử nhân Xã hội học và Chính trị từ Đại học St.Paul ở Tokyo vào năm 1970. Sau 2 năm, ông lấy bằng BFA về nhiếp ảnh từ trường Cao đẳng Thiết kế Trung tâm Nghệ thuật (Art Center College of Design) tại Los Angeles và chuyển đến New York năm 1974. Ông bắt đầu nghiên cứu triết học phương Đông, sự hiểu biết của ông về Phật giáo Thiền tông đã ảnh hưởng đáng kể đến thế giới quan sau này của ông.

Hiroshi-Sugimoto-1-FI

KTS/Nhiếp ảnh gia: Hiroshi Sugimoto. Ảnh : LizWorks.

Vào năm 1979, Sugimoto và vợ đã mở một cửa hàng đồ cổ Nhật Bản ở West Broadway. Cửa hàng đồng thời là một không gian được sử dụng làm phòng trang film, đây cũng là cơ duyên đưa ông gặp gỡ nhiều nghệ sĩ theo phong trào Nghệ thuật tối giản và Nghệ thuật ý niệm (Minimal and Conceptual Art movements) tại New York. Năm 1980, ông được trao học bổng Guggenheim và diễn ra triển lãm cá nhân đầu tiên năm 1981. Dù ngày càng thành công, Sugimoto vẫn tiếp tục điều hành cửa hàng của mình đến 1989, và sưu tập đồ cổ và kết hợp những đồ vật này vào công việc.

Năm 1995 ông bắt đầu chụp ảnh kiến trúc hiện đại, rồi bắt đầu thiết kế không gian nội thất để chụp ảnh và thực hành sáng tạo. Vào năm 2008 Sugimoto cùng 3 KTS cộng tác làm việc, bắt đầu với vai trò thiết kế. Chính vì vậy, sự nghiệp kiến trúc của Sugimoto có thể xem như một nhánh rẽ bất ngờ, khởi nguồn từ ống kính nhiếp ảnh.

Hiroshi Sugimoto-2

Polar Bear, BST Dioramas, 1976. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-3

Hyena – Jackal – Vulture, BST Dioramas, 1976. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-4

Earliest Human Relatives, BST Dioramas, 1976. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Kể từ khi bắt đầu chức danh KST, Sugimoto vẫn duy trì thói quen luyện tập nhiếp ảnh song song cùng thiết kế kiến trúc công trình. Tương tự như nhiếp ảnh, hành trình theo đuổi kiến trúc đã dẫn lối Sugimoto đến với niềm tin rằng sự tối giản và khúc chiết có sức hút mãnh liệt, tạo ra sự tập trung, sâu lắng hơn.

Một trong số những công trình tâm huyết mà ông dành hơn thập kỷ để gắn bó, hoàn thiện –  Đài quan sát Enoura ở Odawara, Nhât Bản, khai trương tháng 10 năm 2017. Đây là nơi lưu giữ bộ sưu tâp đồ cổ của Sugimoto gồm phòng trà, không gian chế tác và trình diễn theo lối nhà hát truyền thống Nhật Bản. Công trình có cấu trúc mở, hướng thẳng ra biển tạo tầm nhìn hướng về đường chân trời. Ý niệm trong tiềm thức được Sugimoto khơi gợi thành bản thể hữu hình thông qua Enoura, suy ngẫm về đại dương như một khoảng mở mênh mông, vô cùng.

Hiroshi Sugimoto-5

Hiroshi Sugimoto và công trình Enoura. Ảnh: Tư liệu.

Hiroshi Sugimoto-7

Công trình Enoura. Ảnh: Tư liệu.

Hiroshi Sugimoto-6

Công trình Enoura. Ảnh: Tư liệu.

Gặp gỡ kiến trúc một cách tình cờ, Sugimoto sáng tạo để tìm kiếm câu trả lời cho chính bản thân, tìm kiếm góc nhìn mới về thế giới, mở rộng chuyên môn và theo đuổi triết lý nhân sinh. “Ngày nay, ở một thời điểm quan trọng trong quá trình tiến hóa, nghệ thuât đã mất đi mục đích và hình thái rõ ràng?”. “Khó có thể trả lời câu hỏi này nhưng những gì chúng ta có thể làm là quay trở lại cội nguồn ý thức con người và khám phá, nhận ra quá trình đó đến hiện tại. Khi tổ tiên nhân loại lần đầu tiên có nhận thức về bản thân, trước hết họ tìm kiếm và xác định nơi mình sinh sống. Việc tìm kiếm ý nghĩa và bản sắc này cũng là động lực cơ bản ẩn sau nghệ thuật. Tôi tin rằng nếu chúng ta một lần nữa quay lại quan sát sự thay đổi bắt đầu từ bầu trời, ta sẽ nhìn thấy tia sáng chỉ đường cho tương lai.”

NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI BẬT

Hiroshi Sugimoto-8

The Glass Tea House “Mondrian”, tại Kyoto, 2020. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-9

The Glass Tea House “Mondrian”,tại Le Stanze del Vetro, thành phố Venice, 2014 -2016 . Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-10

The Glass Tea House “Mondrian”,tại tại cung điện Versailles, 2018 – 2019. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-11

Công trình Benesse House Park, tại Naoshima. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-12

Công trình “Go’o Shrine”, tại Naoshima. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

Hiroshi Sugimoto-13

Công trình Time Exposed, bảo tàng Benesse House, tại Naoshima. Ảnh: Hiroshi Sugimoto.

THÀNH TỰU

– 1970: Tốt nghiệp Saint Paul’s University, Tokyo

– 1974: Tốt nghiệp Art Center College of Design, Los Angeles

– 1977: Thành lập C.A.P.S. (Creative Arts Public Service) Fellowship, New York

– 1980: Nhận học bổng John Simon Guggenheim Memorial Foundation Fellowship, New York

– 1988: Nhận giải Mainichi Art Prize, Tokyo

– 1999: Nhận giải Glen Dimplex Artists Award, Irish Museum of Modern Art, Dublin

– 1999: Nhận giải International Center of Photography, Fifteenth Annual Infinity Award:  Art, New York

– 2001: Nhận giải Hasselblad Foundation International Award in Photography, Gothenburg, Sweden

– 2009: Nhận giải Praemium Imperiale Award for Painting, Tokyo

– 2013: Nhận giải Officier de L’ordre des Arts et des Lettres, Paris

– 2014: Nhận giải Isamu Noguchi Award, New York

– 2017: Nhận giải The Royal Photographic Society, Centenary Medal, London

– 2017: Nhận giải Person of Cultural Merit, Tokyo

– 2018: Nhận National Arts Club Medal of Honor in Photography, New York

______________________________________________________________________________________________________________

Bài: Giang Nguyễn | Ảnh: Tư liệu.

______________________________________________________________________________________________________________

Xem thêm:

Jorn Utzon – KTS lỡ hẹn với thời cuộc

Những tên tuổi lớn trong kiến trúc Nhật Bản