Sắt uốn và công trình thế kỷ

Những công trình sắt uốn mỹ thuật sớm còn hiện hữu có niên đại từ thế kỷ 12. Đến thế kỷ 16 – 17 kỹ nghệ sắt trở thành trào lưu, ứng dụng vào công trình để đời bởi đặc tính bền, dễ tạo hình. Bắt đầu từ những chế tác nhỏ, kỹ thuật tập trung vào chi tiết trang trí, phô diễn độ cầu kỳ, tinh xảo, và dần phát triển quy mô vào kiến trúc xây dựng, thiết kế cầu đường. Qua trăm năm tồn tại, nhiều công trình từ sắt vẫn là biểu tượng để hậu thế tự hào khi nhắc đến.

Sự phát triển và ứng dụng sắt trước thời Trung cổ, với khởi điểm tạo ra vũ khí, thay thế đồ đồng, tiếp tục tiến thêm một bậc là tạo ra các loại cửa bảo vệ, cao hơn nữa là mục đích vừa bảo vệ, vừa dùng trang trí. Công trình mang chi tiết bằng sắt uốn với kỹ thuật gò hàn, cổ xưa và hoàn hảo hiện còn lưu lại chính là mảng trang trí hoa dây, được bố trí dày đặc, phủ gần kín hết cánh cổng gỗ ở Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) – một kiến trúc Gothic tiêu biểu từ thế kỷ 12 vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như ban đầu.

sắt 1

Nhà thờ Đức Bà Paris với phần cửa chính bằng gỗ được trang trí các chi tiết làm từ sắt kỹ nghệ.

sắt 2

sắt 3

Lớp mái vòm của nhà vệ sinh công cộng – 27A đường Foley, London, Anh – làm từ sắt uốn mỹ nghệ thời Victoria.

Trong lối chế tác các chi tiết trang trí làm từ sắt cho công trình kiến trúc, không khó để nhận ra tính tài hoa trong tay nghề và sự sáng tạo, hòa nhập thông minh của người thợ rèn với cách phối sản phẩm của họ vào không gian kiến trúc, cảnh quan. Qua các công trình kỹ nghệ sắt, từ lối kiến trúc Gothic, Phục hưng, Baroque hay Rococo… những mảng sắt mỹ thuật trang trí đều tạo nên sự hòa quyện trọn vẹn, chặt chẽ với phối cảnh toàn công trình.

sắt 4

Ngọn hải đăng Menton với các chi tiết đẹp làm từ sắt.

Trên đồng cắc mệnh giá 1 bảng Anh
có hình ảnh cầu Forth – Di sản thế giới, hoàn thiện năm 1890.

Công trình thế kỷ này tiêu tốn 54.160 tấn sắt,
gấp 10 lần so với số lượng sắt dựng nên tháp Eiffel.

sắt 5

Cầu thang thông tầng trong Embaixada với các chấn song sắt hòa nhịp theo kiến trúc Phục hưng của tòa nhà.

sắt 6

Những chi tiết chi li, tinh xảo với mảng phù điêu ở Notre Dame de Paris thật hài hòa cùng các nét tạo hình trên hoa dây kết nên mặt gỗ. Hay những đường cong mềm mại của cầu thang xoắn nơi trung tâm mua sắm Embaixada, Lisbon, kết nối nhịp nhàng theovẻ đẹp của tòa nhà – một cung điện được xây dựng từ năm 1877 theo phong cách kiến trúc Phục hưng. Lớp tường rào sắt ở bảo tàng Louvre cũng là một công trình sắt kỹ nghệ mang công năng bổ trợ, nhấn nhá thêm cho vẻ đẹp và sự bề thế của kiến trúc bảo tàng. Những công trình mang tính biểu tượng, đứng độc lập như ngọn hải đăng ở cảng Menton, Pháp, hoàn thiện từ năm 1890, sở hữu một vẻ đẹp độc đáo, ấn tượng trước cảnh quan miền biển chỉ với các chi tiết được làm nên từ kỹ thuật sắt mỹ nghệ.

Nghệ nhân thợ rèn chế tác những tác phẩm bất hủ thường ẩn danh, chỉ có tên tuổi kiến trúc sư thiết kế được ghi nhận cụ thể. Tuy nhiên, trong lịch sử kiến trúc, vẫn có thể tìm ra một số công trình sắt mỹ nghệ đặc biệt có tên tuổi của người thiết kế.

sắt 7

Cầu nghệ thuật bắc ngang sông Seine nổi tiếng với hàng tấn móc khóa tình yêu ở Paris.

sắt 8

Cầu Forth dài 2.528,7m, từng là cầu dầm hẫng nhịp đơn dài nhất thế giới.

sắt 9

Ý và Pháp là hai địa danh sở hữu nhiều đèn treo công cộng
có thiết kế độc đáo, hoa văn tinh xảo.

Ngoài công năng thắp sáng,
việc chế tác đèn treo thường gắn với cảnh quan kiến trúc,
tạo điểm nhấn duyên cho phố xá cả ngày và đêm.

sắt 10

Các góc trang trí rào sắt nhã nhặn trong không gian bảo tàng Louvre.

sắt 11

Tiêu biểu trong danh sách ấy chính là Antoni Gaudí với những công trình di sản kiến trúc thế giới tại Barcelona. Trong các kiến trúc do Antoni Gaudí tác tạo, không khó để nhận ra sắt uốn mỹ thuật là một trong những chi tiết được ông vận dụng tài tình vào không gian kiến trúc, hội tụ đủ độ quái – độc – lạ quen gặp trong lối tạo hình kiến trúc ông thể hiện. Đó là những mảng tường rào ngay hàng thẳng lối như đoàn binh diễu hành, cùng lớp lưới sắt với kỹ thuật đan xoắn đầy nghệ thuật ở Park Guell, hay sự mềm mại, thanh thoát khi vận dụng kỹ thuật sắt uốn trên các chi tiết trang trí cổng ra vào ở Di sản dang dở là thánh đường Sagrada Família. Đứng trước các chi tiết trang trí từ sắt mỹ nghệ của Antoni Gaudí luôn khiến người ta phải ngạc nhiên đến bất ngờ, bởi không dễ hình dung sắt đơ cứng thế lại trở nên quyến rũ đến vậy.

sắt 12

sắt 13

Các chi tiết trong thiết kế rào sắt của kiến trúc sư Antoni Gaudí ở Tây Ban Nha.

sắt 14

Chế tác sắt mỹ nghệ dần vượt khỏi ranh giới hạn hẹp của khái niệm trang trí để đi vào sản xuất công nghiệp, tạo nên các công trình đồ sộ, trong đó kiến trúc cầu sắt không thể không nhắc đến. Anh có cầu Forth, Bồ Đào Nha có Dom Luís, Pháp với cầu Nghệ thuật (Pont des Arts)… đều là những dấu ấn tiêu biểu đáng để khám phá và cảm nhận sự diệu kỳ của sắt trong kiến trúc cầu đường.

sắt 15

Đèn treo trang trí ở Nice, Pháp.

sắt 16

Đèn treo ở Verona (Ý) có lớp lá dập nổi, kết hợp hài hòa với hàng cột bổ trụ kiểu Doric của Hy Lạp cổ đại.

Màu sơn trên chất liệu sắt mỹ nghệ
cũng thay đổi theo thời kỳ.

Việc ứng dụng các gam vàng, sáng bạc
bắt đầu thịnh hành từ cuối thế kỷ 18.

sắt 17

Cầu sắt Dom Luís ở Porto, Bồ Đào Nha.

Ngoài các công trình hiện hữu, một điểm đến lý tưởng để có thể tìm hiểu cặn kẽ về kỹ nghệ sắt Tây Âu là bảo tàng Victoria & Albert ở London, nơi lưu giữ BST đa dạng hiện vật mang hoa văn, chi tiết tạo nên từ sắt không chỉ của riêng nước Anh mà toàn vùng châu Âu, có niên đại từ thế kỷ 12 đến nay, với số lượng hàng đầu thế giới. BST tái hiện quá khứ vàng son trong chế tác sắt mỹ nghệ cùng rất nhiều hiện vật đặc dị mà cách làm và tay nghề thể hiện nay đã thất truyền.

sắt 18

Ghế sắt đúc khuôn, cửa và gạch ốp tường thế kỷ 18 ở Porto theo phong cách kiến trúc Rococo với các thiết kế của kiến trúc sư Nasoni.

sắt 19

Không gian trưng bày các hiện vật kỹ nghệ sắt ở bảo tàng Victoria & Albert.

sắt 20

Những mềm mại, tinh tế trong thiết kế sắt ở các công trình tôn giáo của Antoni Gaudí.

sắt 21

sắt 22

Biển quảng bá khách sạn ở Lucerne, Thụy Sĩ sử dụng sắt kỹ nghệ trong trang trí kiến trúc.

sắt 23

Cầu thang với song sắt quyến rũ trong kiến trúc khách sạn Victoria Jungfrau, Thụy Sĩ.

Thực hiện: Nguyễn Đình.


Xem thêm:

Nét thanh hoa trên gốm Tiều

Nghệ thuật cắt dán, in khuôn trong gốm Lái Thiêu – Quảng Đông