Định hình một dòng gốm mới mang sắc thái riêng, dựa trên cái cũ, nhưng thoát khỏi bóng dáng xưa để làm mới bản thân. Sự kết giao hoàn hảo giữa “thủ công” và “đương đại” ấy ngày càng góp phần phong phú thêm bản sắc, đưa gốm Việt vượt khỏi quy giới của sản phẩm gia dụng theo hình thức chế tác từ làng nghề phổ thông, trở thành những tác phẩm nghệ thuật giá trị cao.
Hình ảnh: ĐINH NGỌC BÌNH – Sắp đặt: HOÀNG HUY
Hình ảnh: ĐINH NGỌC BÌNH – Sắp đặt: HOÀNG HUY
Sự kết hợp của đất, nước, lửa và bàn tay tài hoa con người đã tạo nên dòng sản phẩm gốm Việt hoa nâu danh tiếng từ thời Lý – Trần từ thế kỷ 11 – 13. Tư tưởng sáng tác ấy đã được nghệ sĩ Trịnh Vũ Hiếu tạo nên bộ sản phẩm gốm hoa nâu đương đại ở thế kỷ 21, tương đồng về màu men nhưng khác về tạo hình và tư duy sáng tác. Gốm tự thân mang trong nó sự gắn kết của đất và người, những mỹ cảm của tạo dáng, đến nét vẽ, màu men và câu chuyện sáng tác luôn là những chi tiết khám phá thú vị khi tìm hiểu về gốm mỹ thuật.
Hình ảnh: ĐINH NGỌC BÌNH – Sắp đặt: HOÀNG HUY
Bộ sản phẩm gốm Việt gia dụng được chế tác theo phương pháp thủ công của nghệ sĩ gốm Camille đến từ Pháp biểu đạt vẻ đẹp hiện đại, sang nhã, tạo nên cái duyên và phần hồn trong gốm khi quan sát từ lớp men đến kiểu dáng sản phẩm.
Hình ảnh: ĐINH NGỌC BÌNH – Sắp đặt: HOÀNG HUY
Kiểu tạo hình mà không có hình, tròn mà méo, bất quy tắc, bất đối xứng… những “ngông nghênh” thú vị ấy đã tạo nên cá tính đặc biệt trong chế tác gốm Chi do nghệ sĩ gốm Nguyễn Hồng Tân thực hiện.
Thực hiện: THÙY DƯƠNG – Hình ảnh: ĐINH NGỌC BÌNH – Sắp đặt: HOÀNG HUY.
Xem thêm: