Graphic novel: Berlin & Aya – Lời tự sự qua kiến trúc

Truyện tranh (comic) hay một số các tác phẩm graphic novel từ lâu đã là một phương tiện được sử dụng để phóng tác trí tưởng tượng, thể hiện suy đoán về tương lai có thể diễn ra đối với kiến trúc trong một bối cảnh cụ thể. Khi bộ truyện tranh kết hợp giữa hư cấu và kiến trúc tưởng tượng, chúng không chỉ là những suy đoán về kịch bản thiết kế trong tương lai mà còn phản ánh điều kiện đô thị của các thành phố hiện tại (hoặc trong quá khứ).

Les Cités Obscures – bộ graphic novel Bỉ-Pháp lấy bổi cảnh khoa học viễn tưởng nơi con người sống ở các thành phố biệt lập, mỗi thành phố đều có đặc điểm kiến trúc riêng. Nổi bật nhất có thể kể đến hai graphic novel được lấy ý tưởng từ lịch sử kiến trúc như Berlin (Jason Lutes) và Aya: Life in Yop City (Marguerite Abouet & Clément Oubrerie). Kiến trúc trong những câu chuyện này tuy không phải là phần chính yếu nhất nhưng lại góp phần quan trọng trong việc định hướng bối cảnh thế giới cũng như cách người đọc nhận ra sự phát triển của thành phố ấy theo thời gian.

Hai cuốn tiểu thuyết có đặt ở các thế giới cách xa nhau. Nếu Aya lấy bối cảnh Bờ Biển Ngà 18 năm tách khỏi nền độc lập thì Berlin lại kể về sự sụp đổ của Cộng hòa Weimar tại thủ đô nước Đức. Đây là hai câu chuyện miêu tả các phong cách kiến trúc khác nhau rõ rệt – năm 1978, Abidjan là một đô thị thịnh vượng tìm đến Chủ nghĩa Hiện đại và Chủ nghĩa Hậu hiện đại để thiết lập bản sắc kiến trúc, trong khi Berlin năm 1928 là một thành phố đang thịnh hành phong trào Bauhaus nhưng pha trộn nhiều phong cách kiến trúc theo hình thức chiết trung.

kiến trúc 1

Ngôi nhà theo chủ nghĩa hiện đại trong graphic novel Aya. Ảnh: Drawn & Quarterly.

kiến trúc 5

Graphic novel Aya. Ảnh: Drawn & Quarterly.

Aya là câu chuyện về một cô gái tuổi teen cùng tên, lớn lên ở trung tâm đô thị phức tạp là thành phố Yopougon (Yop) – một trong những vùng ngoại ô đông dân hơn cả thủ đô Bờ Biển Ngà, một vùng ngoại ô đang cố gắng thu lợi từ sự bùng nổ kinh tế của quốc gia. Phần lớn tiểu thuyết diễn ra trong bối cảnh gia đình. Chính trong không gian này, tác phẩm nghệ thuật của họa sĩ minh họa Clément Oubrerie mang đến một góc nhìn minh họa về cách những ngôi làng đang đấu tranh. Sự gần của của các ngôi nhà tạo ra khu vực không gian chung sôi động, nơi xã hội với nhiều con người giao nhau. Tuy nhiên ở nơi có thu nhập cao, sự riêng tư (thậm chí còn được thể hiện phóng đại) thể hiện qua kiến trúc, ngôi nhà của một nhân vật phản diện chính là biểu tượng cho bối cảnh này – một ngôi nhà màu hồng phần có hình khối theo trường phái Hiện đại cùng tỷ lệ quá khổ. Một tư gia hiện đại, đắt đỏ đại diện cho địa vị trong khi phần đông dân số còn lại phải làm quen với làng xã chứa nhiều ngôi nhà nhỏ chật chội.

kiến trúc 2

Cuộc sống ở Thành phố Yop trong graphic novel Aya qua góc nhìn của hai họa sĩ Marguerite Abouet và Clément Oubrerie. Ảnh: Drawn & Quarterly.

Berlin lại có phạm vi rộng với nhiều mạch câu chuyện từ Marthe Muller – một sinh viên mỹ thuật từ Cologne tìm đến Berlin. Berlin trong tác phẩm cũng là thành phố của sự tương phản với trung tâm là khu định cự nhộn nhịp, các tòa nhà lớn bao quanh khung cnảh đường phố đông đúc. Tuy nhiên nơi ở của nhân vật chính lại gần như là khu vực bị bỏ quên, một căn nhà phố đổ nát, một chung cư trung tầng xập xệ của tầng lớp lao động.

kiến trúc 3

Toàn cảnh thành phố từ graphic novel Berlin của Jason Lutes. Ảnh: Drawn & Quarterly.

Ở các góc vẽ toàn cảnh trong cả hai tiểu thuyết Berlin và Aya đều cho thấy đặc điểm cụ thể. Ở Berlin, khi nhân vật nhìn ra trung tâm thành phố từ tầng thượng, một tập hợp bao gồm Tòa thị chính, Brandenburg Gate, Cung điện được xây dựng theo nhiều phong cách từ Phục Hưng, Tân cổ điển lẫn Baroque. Chúng là biểu tượng của sự sung túc trong một thành phố bị chia cắt sâu sắc. Ở một khía cạnh khác của thành phố lại tồn tại nhiều điều kiện sống tối tàn, không gian bị hạn chế nghiêm trọng. Aya khi nhìn từ trên cao cũng phân cực rõ rệt với một bên là sự bùng nổ kinh tế hậu thuộc địa, nơi kiến trúc của nhà nước và công ty lớn sừng sững hai bên cao tốc, bên còn lại là làng mạc thô sơ.

kiến trúc 4

Graphic novel Berlin. Ảnh: Drawn & Quarterly.

kiến trúc 6

Graphic novel Berlin. Ảnh: Drawn & Quarterly.

Graphic novel vẫn là một phương tiện cực kỳ mạnh mẽ để phản ánh những gì chúng ta đã và (có thể) sẽ xây dựng. Cũng như hai câu chuyện Berlin và Aya, chúng gần như một thước phim tài liệu có yếu tố tự sự, trong đó kiến trúc được sử dụng để khắc họa lại thế giới nơi các nhân vật giả tưởng sống bên trong.


Tổng hợp: Đức Nguyên | Theo: Archdaily – Matthew Maganga | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Japanese Art Close-up – Tôn vinh nghệ thuật Nhật

Learning Viewpoint – Túp lều trên cao