Triển lãm tranh trừu tượng của Mark Rothko

Triển lãm Mark Rothko tại phòng trưng bày Quốc gia Washington DC quy tụ 115 tác phẩm trừu tượng của cố hoạ sĩ trong suốt chặng đường sáng tác của mình.

Năm 1999, triển lãm đầu tiên dành cho Mark Rothko (1903-1970) được diễn ra tại Paris dưới sự tổ chức của Louis Vuitton Foundation. Trong lần tổ chức thứ hai này tại phòng trưng bày Nghệ thuật Quốc gia Washington DC kéo dài đến hết ngày 2/4/2024, sự kiện quy tụ 115 tác phẩm của cố họa sĩ đến từ nhiều tổ chức và cá nhân khác nhau, là nỗ lực hồi tưởng lại toàn bộ sự nghiệp của ông trong hành trình sáng tác tranh trừu tượng.

Mark Rothko trien lam tranh truu tuong louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko No.8, 1949 Untitled, 1954 No.7, 1951 No.11 No.20, 1949 No.21

Mark Rothko trien lam tranh truu tuong louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko No. 13, 1958 No. 9 No. 5 No. 18, 1952 Green on blue, 1956 Untitled, 1955

Mark Rothko trien lam louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Ocher and red on red, 1954 Orange and red on red, 1957

Triển lãm được hệ thống và trưng bày theo dòng lịch sử sáng tác các tác phẩm. Bắt đầu từ những bức tranh vào khoảng thời gian 1930, xoay quanh yếu tố thân mật đến cảnh quan thành phố. Bước chuyển quan trọng trong sáng tác của Mark Rothko được đánh dấu vào năm 1946, khi ông chính thức tiến vào sáng tác tranh trừu tượng.

Nổi bật ở giai đoạn đầu tiên của sự thay đổi này là các bức tranh trừu tượng trong series Multiforms – loạt tác phẩm được vẽ từ năm 1947 đến năm 1949 và chỉ được đặt tên đặt sau khi ông qua đời vào năm 1970.  Có thể nói Multiforms là một cách thực nghiệm của Mark Rothko nhằm giữ lại các hiệu ứng, kết cấu khác nhau về sắc độ thông qua màu nước, bột màu, sơn lỏng trên vải canvas. Cách thể hiện của Mark Rothko nhanh chóng phát triển kể từ năm 1950 với các hình chữ nhật được xếp chồng lên nhau theo nhịp nhị phân hoặc nhịp điệu ba ngôi, đặc trưng với sắc thái vàng, đỏ, đen hay xanh, trắng. 

Năm 1958, Mark Rothko nhận vai trò thực hiện một loạt tranh treo tường cho nhà hàng Four Seasons do Philip Johnson tại Tòa nhà Seagram, New York. Nhưng sau đó, Rothko quyết định không giao các bức tranh và giữ lại toàn bộ. Mười một năm sau, họa sĩ đã tặng chín bức tranh trong BST này cho Tate – người cũng đã có một phòng lưu trữ các bộ sưu tập của mình dành cho Rothko. Các tác phẩm cũng này được trưng bày đặc biệt tại triển lãm của Louis Vuitton Foundation.

Mark Rothko trien lam louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Red on maroon, 1959 Red on maroon, 1959 Red on maroon, 1959 Black on maroon

Mark Rothko trien lam louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Sacrifice of Iphigenia, 1942 Tiresias, 1944 Slow whirlpool at the edge of the sea |

Triển lãm được thiết kế với sự hợp tác chặt chẽ từ các đối tác đóng góp và đặc biệt đến từ gia đình của Mark Rothko. Năm 1961, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở New York đã tổ chức cuộc triển lãm hồi tưởng lớn đầu tiên và triển lãm kế tiếp sau đó là những thành phố ở Châu Âu (London, Basel, Amsterdam, Brussels, Rome và Paris). 

Mark Rothko trien lam louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Untitled, 1969 Untitled, 1969 Sculptures: Alberto Giacometti Grande Femme III

Mark Rothko trien lam tuong louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Untitled, 1969 Untitled, 1969 Sculptures: Alberto Giacometti L’Homme qui marche I, 1960 Grande Femme III

Mark Rothko 9

Từ trái qua: Mark Rothko No.3, 1967 Untitled, 1967

Mark Rothko trien lam tranh truu tuong louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Untitled, 1960 Blue, orange, red, 1961 No.14

Mark Rothko trien lam tranh truu tuong louis vuitton foundation

Từ trái qua: Mark Rothko Untitled, 1964 No. 8, 1964 No. 8

Mark Rothko trien lam louis vuitton foundation

Underground Fantasy, 1940 Untitled (Metro), 1937 Untitled, 1935 Entrance to the subway, 1938 Untitled, 1938-1939 Portrait, 1939 Street scene, 1936-1937 The road

Mark Rothko trien lam louis vuitton foundation

Mark Rothko, Untitled, 1938-1939 Portrait, 1939 Street scene, 1936-1937 The road, 1932-1933 Cinema Palace, 1934-1935 Contemplation

Mark Rothko trien lam chan dung tu hoa louis vuitton foundation

Chân dung tự hoạ Mark Rothko, 1936

Mark Rothko trien lam tranh truu tuong louis vuitton foundation

Từ trái qua: The Ocher, 1954 và No. 21, 1949 | Ảnh: Louis Vuitton Foundation

Thực hiện: Trà Giang | Theo: METALOCUS | Ảnh: Louis Vuitton Foundation


Xem thêm:

Triển lãm White Blank – mượt mà & nguyên sơ

Khi Thấy/Thấu không chỉ bằng mắt nhìn

Daniel Arsham và Perrotin: 20 năm, một chặng đường