Bắc Triều Tiên – Vườn địa đàng cuối cùng của kiến trúc kiểu Xã hội chủ nghĩa

Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Triều Tiên và Mỹ đang được theo dõi sôi nổi hơn lúc nào hết tại Hà Nội. Khi mà tổng thống Donald Trump tiến vào hội nghị với tư thế của vị nguyên thủ của một quốc gia có nền kinh tế và chính trị có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, thì đằng sau Kim Jong Un là những di sản và niềm tự hào gì?

Năm 1953, Bình Nhưỡng trỗi dậy từ đống tro tàn của chiến tranh Triều Tiên. Năm đó thành phố thủ đô của Bắc Triều Tiên mới bắt đầu được tái thiết lập bởi vị “chủ tịch vĩnh cửu” với hệ tư tưởng quốc gia về sự tự lực (Juche), từ đây “khu vườn vĩ đại của kiến trúc Juche” ra đời.

KTS Kim Jong Hui được đào tạo tại Moscow đã lên kế hoạch cho thành phố lý tưởng, nơi chỉ có 25% diện tích đất cho các tòa nhà, nơi có những đại lộ rộng rãi thông thoáng, trục liên kết với các quảng trường nghi lễ cùng khung cảnh hoành tráng. Đáng ngạc nhiên hơn, ông mường tượng ra một bức tranh toàn cảnh với tông màu pastel, điều mà chẳng mấy ai ngờ rằng chúng lại xuất hiện tại Bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên 10

Ảnh: Oliver Wainwright/TASCHEN.

Từ những di tích cho đến sự phát triển của khu dân cư, hệ kiến trúc ẩn số của đất nước này được định hướng bởi chủ nghĩa Tân Cổ Điển được Liên Xô cũ ưa chuộng, nhưng gốc rễ của chúng lại hoàn toàn mang nền tảng Triều Tiên. Mặc dù hiệu quả trong việc xây dựng đô thị hiện đại đã tăng lên nhanh chóng dưới thời “Lãnh tụ tối cao” Kim Jong-Un hiện tại nhưng ngay cả những tòa tháp bằng kính như khách sạn Ryugyong vẫn mang theo hình dáng truyền thống của những ngôi đình, chùa với hình bát giác

Bắc Triều Tiên 9

Ảnh: Oliver Wainwright/TASCHEN.

Bắc Triều Tiên 8

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Những tưởng đó chỉ là những hệ tư tưởng thuần thẩm mỹ nhưng mọi định hướng xây dựng của Bắc Triền Tiên đều đã được định sẵn chủ đích chiến lược. Trong cuốn sách Inside North Korea do nhà báo/nhiếp ảnh gia Oliver Wainwright ghi lại vào năm 2015 khi đặt chân đến quốc gia này, hệ kiến trúc tại thủ đô của Bắc Triều Tiên đã được định hình như một nơi kinh điển cho lịch sử kiến trúc quốc gia. Việc tiếp cận đất nước với vai trò khách du lịch (mặc dù vẫn phải chịu những hướng dẫn nghiêm ngặt) đã khiến anh có cái nhìn khác về Bắc Triều Tiên, nơi đây được mô tả là “rất có tính kịch nghệ” và như một câu chuyện cổ tích về thiết kế phong cách xã hội chủ nghĩa.

Bắc Triều Tiên 7

Những hình ảnh bất ngờ về quy hoạch, kiến trúc tại Bắc Triều Tiên. Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

“Đó là một loại hình thành phố được thiết kế như thể cho hạng mục sân khấu. Ánh mắt của chúng ta sẽ luôn tập trung vào những tượng đài nơi đây.” Oliver Wainwright chia sẻ.

Bắc Triều Tiên 6

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Bắc Triều Tiên 11

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Bắc Triều Tiên 12

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Những hệ kiến trúc, cấu trúc bên trong những công trình luôn luôn đối xứng với những hàng cột ngay hàng thẳng lối hệt như nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Theo quy định của luật pháp, chân dung của Kim Il Sung và Kim Jong Un phải được treo cao trên các bức tường. Nội thất ở Bắc Triều Tiên cũng được sơn phết nhiều màu sắc như xanh pastel, xanh lục cùng tông hồng đất mạnh mẽ và đầy tương phản trên vòng thuần sắc. Mặc dù không tiết lộ ý nghĩa của cách sử dụng cặp màu này nhưng theo Wainwright giải thích, rất có khả năng chúng liên hệ trực tiếp với màu sắc trên trang phục hanbok truyền thống của Hàn Quốc.

Bắc Triều Tiên 5

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Bắc Triều Tiên 4

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Kể từ khi Kim Jong Un lên nắm quyền khoảng 7 năm trước, cảnh quan đô thị tại Bắc Triều Tiên dường như đã xuất hiện nhiều hơn các tòa nhà cao tầng. Mặc dù cấu trúc của chúng có thể không được xây dựng theo cùng một phong cách nhưng tính biểu tượng trong kiến trúc vẫn là một đặc điểm được xác định rõ rệt. Các tòa nhà mang hơi hướng hiện đại, dành cho khoa học nhưng dùng bút pháp riêng biệt để tôn vinh trí tuệ. Kiến trúc tượng đài lại mang ý nghĩa nhiều hơn về quyền lực, tất cả đều phục vụ cho ý thức hệ được quốc gia định sẵn. KTS và cũng là NTK Gaetano Pesce đã nói “Kiến trúc không phải vật trang trí, chúng quan trọng hơn nhiều. Kiến trúc là đại diện cho bản sắc của nơi đấy. Đó là dòng chảy bản sắc trong không khí.” và đây có lẽ cũng là một luận điểm khá hợp lý để nói về thiết kế tại Bắc Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên 13

Tượng đại là biểu tượng mang tính quyền lực. Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Bắc Triều Tiên 3

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Bắc Triều Tiên 2

Ảnh: Dami Sagolj/ Reuters.

Thực hiện: Đức Nguyên | Theo: Architectural Digest | Ảnh: Oliver Wainwright/TASCHEN & Dami Sagolj/ Reuters.


Xem thêm:

Cải tạo nhà thờ thế kỷ XIII thành bảo tàng Trung Cổ

Maricel House – Những góc cạnh mềm mại