Vật liệu sinh học tái chế từ quần áo cũ

Sử dụng phương pháp sinh học để tạo ra nguồn vật liệu tái chế mới cho ngành công nghiệp dệt may, dự án của NTK người Italy hứa hẹn sẽ thay đổi tích cực đến nguồn cung vật liệu trong tương lai.

Chiara Tommencioni Pisapia – NTK người Italy tốt nghiệp tại Central Saint Martins đã đề xuất một phương án cải thiện quy trình tái chế dệt may bằng cách sử dụng bướm đêm để phá vỡ kết cấu sợi tự nhiên trong quần áo cũ, từ đó tạo nên nguồn vật liệu tái chế mới. Cô chia sẻ: “Tôi quan tâm đến tính bền vững liên quan đến lĩnh vực thời trang, tái chế dệt may, thiết kế sinh học và nền kinh tế tuần hoàn”. Cũng vì vậy mà Pisapia muốn tìm hiểu một phương thức hiệu quả hơn nhằm thay thế các cơ cấu vận hành hiện tại vốn luôn lựa chọn phương án tiêu huỷ đồ cũ vì rất khó để có thể tách được sợi nhân tạo và sợi len polyester.

vật liệu 1

“Tái chế dệt may hiện đang được thực hiện chủ yếu bằng các phương pháp hoá học lẫn phương pháp cơ học. Chúng ta đang ở trong thời đại mà kỹ thuật sinh học và phương pháp thiết kế cùng tồn tại đan xen. Sẽ thật thú vị khi tìm ra cách mà thế giới tự nhiên đã tái chế, phá vỡ kết cấu sợi như thế nào. Tất cả sẽ được chứng kiến qua tác động của sâu bướm đến quần áo.” – Pisapia chia sẻ.

vật liệu 4

vật liệu 2

Bướm đêm mang các đặc điểm sinh học cần thiết cho việc tách các loại sợi khỏi quần áo, chúng chỉ có thể ăn và tiêu hoá các vật liệu chứa loại protein sợi mang tên keratin như len, lông, lụa, nỉ, da. Các chất thải do ấu trùng tạo ra trong thời gian ngắn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên và có thể tự phân huỷ sinh học trong thời gian ngắn. Chính vì vậy mà những loại vật liệu này vô cùng phù hợp để phát triển thành nguồn cung mới trong tương lai. NTK còn cho biết, quá trình này sẽ được theo dõi sát sao tại phòng thí nghiệm trước khi đưa vào ứng dụng rộng rãi trong sản xuất.

vật liệu 3

Bài: Đức Nguyên | Theo: Dezeen | Ảnh: Tư liệu.


Xem thêm:

Tulum Plastic School – Dự án trường học tái chế

Hempcrete – Chậu cây nguyên khối làm từ gai dầu