Tượng đài Stonehenge được tái hiện từ 16.000 chai nhựa tái chế

Tổ tiên của chúng ta đã để lại cho chúng ta di tích trận đá khổng lồ Stonehenge. Một tác phẩm sắp đặt mới từ nhựa tái chế của công ty VATRAA ở London đặt ra câu hỏi về di sản chúng ta muốn để lại cho thế hệ tương lai.

Để nhấn mạnh tác động của chất thải mà chúng ta để lại cho thế hệ tương lai, VATRAA tạo ra một tượng đài đương đại mới của thời đại, tái hiện công trình Stonehenge từ 16.000 chai nhựa tái chế. Được ra mắt tại Milan, tác phẩm sắp đặt nguyên khối có tên “Plastic Monument” dựa trên một trong những dạng cấu trúc lâu đời và thuần khiết nhất – Great Trilithon. Thay vì sử dụng đá như tổ tiên của chúng ta đã làm cách đây 5.000 năm, studio kiến ​​trúc bọc ba cụm chai nhựa cũ khổng lồ bằng lưới thép và xếp thành một hình khối hoành tráng nhưng có trọng lượng nhẹ, nhấn mạnh yếu tố cấp bách của vấn đề môi trường.

Plastic Monument tái hiện công trình Stonehenge

Tái hiện công trình Stonehenge từ 16.000 chai nhựa tái chế. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Stonehenge Plastic Monument từ nhựa tái chế 2

Tác phẩm sắp đặt nguyên khối có tên “Plastic Monument”. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Hình dạng nguyên khối diễn giải lại di sản của tổ tiên chúng ta về một thế giới đầy chất thải nhựa, thay vì cấu trúc bằng gạch hoặc đá như trước đây. Trong khi tổ tiên của chúng ta để lại kỳ quan cổ đại Stonehenge vào 5.000 năm trước, thì công trình sắp đặt của VATRAA để lại một tượng đài cho các thế hệ tương lai được làm bằng nhựa tái chế mà phải mất tới 450 năm để phân hủy, như một lời nhắc nhở về hệ quả tiềm tàng của những hành động lãng phí của chúng ta.

Dựa trên kích thước và hình dáng của cấu trúc Trilithon của Stonehenge, “Plastic Monument” bao gồm hai cột thẳng đứng cao 670 cm, trên cùng là một thanh nằm ngang. Studio VATRAA có trụ sở tại London bao bọc các khối nhựa trong một lưới thép hai lớp có lõi rỗng, điêu khắc các bề mặt để mô phỏng lại kết cấu của các cột đá tương ứng với phiên bản gốc. 

Việc sắp đặt tạo ra một sự tương phản rõ rệt giữa thứ mà chúng ta cho là sử dụng một lần rất nhiều – nhựa dùng một lần – và sự vĩnh cửu của cấu trúc cổ xưa nhất đã tồn tại hàng nghìn năm – Trilithon. Được làm bằng các kiện chai PET ép, tác phẩm nghệ thuật tĩnh lặng do đó trở thành một cách nhìn mỉa mai về thảm họa to lớn tiềm tàng do việc sử dụng quá nhiều nhựa gây ra. Chúng nhắc nhở chúng ta về hệ quả của những hành động của con người về lâu dài, trong thực tế là những gì chúng ta đang làm hôm nay có thể tồn tại mãi mãi trên Trái Đất.

Stonehenge Plastic Monument hình dáng nhẹ và vững chắc

Hình dáng trong mờ và nhẹ đặt cạnh sự vững chắc của đá ba khối Stonehenge. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Stonehenge Plastic Monument từ nhựa tái chế được bọc bằng lưới thép

Lưới thép hai lớp bọc các trụ nhựa có lõi rỗng. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Được tài trợ bởi Gruppo Unipol, việc sắp đặt sẽ diễn ra tại Milan trong năm tới. Đây là kết quả của cuộc thi quốc tế YAC và National Geographic Italia năm 2019, với 1.681 bài dự thi đến từ 86 quốc gia. Sáng kiến ​​này được hình thành trong dự án “Hành tinh hay nhựa?” – chiến dịch của National Geographic nhằm thông tin và nâng cao nhận thức về ô nhiễm nhựa – và nhằm mục đích tạo ra một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt mà sẽ trở thành cột mốc để nâng cao nhận thức về thực tế là nhựa có tuổi thọ lên tới 1.000 năm trong các bãi chôn lấp, một số trong đó có thể không bao giờ phân hủy sinh học. Ý tưởng của VATRAA đã được lựa chọn bởi một hội đồng thẩm định chuyên môn, bao gồm các kiến ​​trúc sư Kengo Kuma và Carlo Ratti.

Người ta hy vọng rằng ‘Tượng đài nhựa’ sẽ được đặt lại ở các địa điểm mang tính biểu tượng khác trên khắp thế giới với hy vọng tiếp tục lan truyền thông điệp mạnh mẽ này. Bogdan Rusu, đối tác sáng lập VATRAA, cho biết: “Việc sắp đặt không chỉ được thiết kế để đẹp mắt, mà để khiến chúng ta suy ngẫm về hệ quả của những hành động của mình về lâu dài. Chúng tôi hy vọng rằng điều này sẽ truyền cảm hứng cho những người có tầm ảnh hưởng hoặc tác động phần nào đến những người thường xuyên sử dụng đồ nhựa, cân nhắc về tác động lớn hơn của các quyết định mà họ đưa ra hôm nay.”

Tượng đài Stonehenge mới của thời đại Plastic Monument từ nhựa tái chế

Một tượng đài mới, “nhẹ” của thời đại. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Stonehenge Plastic Monument từ nhựa tái chế cao 670 cm

Hai cây cột thẳng đứng cao 670 cm, trên đỉnh là một thanh ngang. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Tượng đại mới cho thế hệ tuong lai Plastic Monument từ nhựa tái chế

Công trình sắp đặt này là một thách thức rất khác so với thách thức mà những người thời đồ đá mới phải đối mặt, những người đã vận chuyển những khối đá sa thạch khổng lồ trên khắp vùng đất nước Anh. | Ảnh: VATRAA / Alessandro Ariel Terranova

Chuyển ngữ:My Lương | Theo: designboom | Hình ảnh: VATRAA/Alessandro Ariel Terranova


Xem thêm:

Medusa – Nghệ thuật sắp đặt thực tế ảo

Sự kết hợp Đông – Tây qua nghệ thuật sắp đặt của Xu Zhen